Chẩn đoán hình ảnh viêm khớp dạng thấp qua phim X quang

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lương Ánh Xuân

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

Việc sử dụng hình ảnh phim chụp X quang viêm khớp dạng thấp có thể mang tính hiệu quả cao hơn so với những phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường khác. Cùng tìm hiểu rõ hơn về chẩn đoán hình ảnh viêm khớp dạng thấp qua phim X quang tại bài viết dưới đây.

1. Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện khi bệnh nhân gặp phải tình trạng bị rối loạn viêm mạn tính và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới phần khớp của người bệnh. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể bị phá hủy nhiều hệ thống của cơ thể như da, phổi, mắt, tim và mạch máu.

Theo thống kê, khoảng 100 người trưởng thành thì có 5 người bị bệnh viêm khớp dạng thấp. Căn bệnh này thường xuất hiện với những người trong độ tuổi từ 20 – 40. Đặc biệt, nữ giới thường có tỉ lệ mắc căn bệnh này cao hơn gấp 2 – 3 lần so với đàn ông. Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây ảnh hưởng cho bất kỳ độ tuổi nào. Theo thống kê, có khoảng 1% dân số thế giới mắc căn bệnh này, trong đó Việt Nam chiếm khoảng 0,28% dân số nước ta được chẩn đoán mắc viêm khớp dạng thấp.

Nếu không được chẩn đoán và tiến hành điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như:

– Bệnh nhân bị viêm nhẹ gây đau nhức dữ dội tại các khớp, khiến suy giảm khả năng vận động.

– Bệnh nhân bị viêm nặng có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thậm chí khiến người bệnh bị tàn tật vĩnh viễn.

thế nào là viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện khi bệnh nhân gặp phải tình trạng bị rối loạn viêm mạn tính

2. Đối tượng dễ mắc căn bệnh viêm khớp dạng thấp

Những người càng có nhiều yếu tố rủi ro dưới đây thì nguy cơ mắc phải bệnh lý này sẽ càng cao:

– Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với nam giới, nhưng nam giới thường gặp các triệu chứng nặng hơn.

– Tuổi tác: Tình trạng viêm có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi phát ở tuổi trung niên.

– Di truyền: Nếu một thành viên ở trong gia đình bạn bị viêm khớp dạng thấp, bạn sẽ tăng nguy cơ bị mắc căn bệnh này.

– Hút thuốc lá: Hút thuốc một cách chủ động và thụ động đều khiến cho bạn dễ mắc bệnh, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình bị mắc bệnh.

– Tiếp xúc với các chất độc hại: Một số chất phơi nhiễm như amiăng hoặc silica đã được chứng minh gây gia tăng nguy cơ phát triển của bệnh.

– Thừa cân – béo phì: Người có chỉ số BMI ở mức thừa cân hoặc béo phì – đặc biệt là nữ giới từ 55 tuổi trở xuống – sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn.

3. Tìm hiểu về các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp

Khi bệnh tiến triển, cơ thể của người bệnh sẽ thay đổi. Một số thay đổi bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận được, trong khi các thay đổi khác không gây ra bất cứ cảm giác gì. Mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có các mục tiêu điều trị khác nhau. Cụ thể:

3.1. Giai đoạn 1

Khi bệnh ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có cảm giác bị đau khớp, cứng khớp hoặc sưng đỏ tại vùng khớp bị viêm. Bên cạnh đó là tình trạng bị viêm bên trong khớp, khiến cho các mô trong khớp sưng lên. Tuy không có tổn thương ở xương nhưng màng hoạt dịch của phần khớp bị tổn thương.

3.2. Giai đoạn 2

Lúc này, màng hoạt dịch sẽ bị viêm nặng hơn, có thể gây tổn thương cho vùng sụn khớp. Sụn ​​chính là mô bao phủ phần cuối xương ở vị trí khớp. Khi sụn tổn thương, người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau, đồng thời hạn chế trong việc vận động.

3.3. Giai đoạn 3

Khi bệnh lý viêm khớp dạng thấp ở người lớn tiến triển đến giai đoạn 3, tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Tại thời điểm này, tổn thương không chỉ lan tới sụn mà ảnh hưởng cho cả xương. Khi lớp sụn giữa các xương bị mòn, xương cọ xát với nhau, khiến cho người bệnh bị đau và sưng nhiều hơn. Một số người bị mất hẳn khả năng vận động và yếu cơ. Đó là bởi xương đã bị tổn thương, thậm chí biến dạng.

3.4. Giai đoạn 4

Khi bước vào giai đoạn muộn, các khớp đã ngừng hẳn hoạt động, khiến cho bệnh nhân bị đau, sưng, cứng khớp và mất đi khả năng vận động. Nghiêm trọng hơn, các khớp này có thể bị hỏng và gây chứng dính khớp.

giai đoạn bệnh viêm khớp dạng thấp

Khi bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển, cơ thể của người bệnh sẽ thay đổi

4. Ý nghĩa của chẩn đoán hình ảnh viêm khớp dạng thấp qua phim X quang

Bệnh viêm khớp dạng thấp thường rất khó chẩn đoán trong giai đoạn đầu bởi những dấu hiệu, triệu chứng chưa thực sự rõ ràng. Do đó, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện chụp X – quang và các phương pháp cần thiết khác trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Thông qua những hình ảnh khi chụp X – quang giúp phát hiện ra dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp tại nhiều vị trí, hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp khi theo dõi hình ảnh X – quang của bệnh viêm khớp dạng thấp:

4.1. Chẩn đoán hình ảnh viêm khớp dạng thấp – Dấu hiệu tại khớp

– Xuất hiện các đặc điểm như: nhiều khớp và đối xứng, phá hủy khớp, tiến triển, biến dạng, cứng khớp. Tuy nhiên, các dấu hiệu trên phim X quang thường không được đặc hiệu, vì vậy bác sĩ sẽ thường kết hợp với các yếu tố khác như: vị trí bị tổn thương, đa khớp, sự tiến triển bệnh để chẩn đoán chính xác.

– Bàn tay là vị trí xuất hiện nhiều triệu chứng nhất khi bị viêm khớp, trong đó 2 vị trí nổi bật là khớp liên ngón gần, khớp bàn – ngón tay và khớp cổ tay. Tuy nhiên, tổn thương liên ngón xa thường chậm và hiếm với các khớp khác theo thứ tự, bao gồm khớp gối, khớp háng và khớp bàn chân.

– Tổn thương chủ yếu dựa trên hình ảnh chụp X quang viêm khớp dạng thấp là biến dạng khớp, khi người bệnh bị lệch trục (biến dạng cổ thiên nga, trục, ngón tay).

4.2. Chẩn đoán hình ảnh viêm khớp dạng thấp – Dấu hiệu sớm

– Bị mất khoáng xương khu trú

– Gặm mòn bờ sụn

– Nề mô mềm

– Hẹp khe khớp

– Bệnh nhân hoàn toàn không có vùng gai xương hoặc không đặc xương dưới sụn

4.3. Dấu hiệu muộn khi theo dõi hình ảnh X – quang

– Bị phá hủy đầu xương

– Bị hẹp khe khớp tạo nên khung xương

– Lệch trục: bán trật, trật khớp và gập góc

chẩn đoán hình ảnh viêm khớp dạng thấp

Thông qua phim chụp X quang sẽ hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên kiểm soát triệu chứng của bệnh là điều hoàn toàn có thể. Vì vậy, bạn nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời nhận diện bệnh ngay từ sớm nhằm ngăn chặn biến chứng. Nếu đang phân vân chưa biết nên lựa chọn địa chỉ nào để thăm khám thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI chính là gợi ý phù hợp dành cho bạn. Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi với nhiều năm kinh nghiệm, cùng hệ thống thiết bị y tế hiện đại,… sẽ giúp cho quá trình thăm khám của bạn diễn ra thuận tiện, nhanh chóng và đảm bảo tính chính xác. Đừng quên quan tâm và bảo vệ sức khỏe của mình ngay từ hôm nay!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital