Chẩn đoán hình ảnh phổi bao gồm những phương pháp nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Trần Hoàng Tùng

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

Trong y học, chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong tầm soát phát hiện những căn bệnh nguy hiểm, trong đó có những bệnh lý về phổi. Vậy chẩn đoán hình ảnh phổi bao gồm những phương pháp nào, câu trả lời sẽ được tiết lộ trong bài viết dưới đây. 

1. Chẩn đoán hình ảnh là gì?

Chẩn đoán hình ảnh là phương pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật vào y học, sử dụng tia X, sóng siêu âm hoặc từ trường để mô tả lại những hình ảnh bên trong cơ thể con người. Chẩn đoán hình ảnh sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về tình trạng các cơ quan của người khám, qua đó bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán bệnh một cách chính xác.

Chẩn đoán hình ảnh có vai trò rất quan trọng trong y học. Những phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ phát hiện ra điểm bất thường tại các cơ quan bên trong cơ thể của người khám mà không cần biện pháp xâm lấn. Chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện tổn thương, vị trí, hình dạng và kích thước của các khối u để quá trình chẩn đoán diễn ra dễ dàng và chính xác hơn.

2. Có những phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổi nào?

2.1. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổi: Chụp X-quang

Chụp X-quang là phương pháp sử dụng tia X để mô tại lại những hình ảnh của các cấu trúc trong và xung quanh lồng ngực của người khám. Chụp X-quang không chỉ giúp phát hiện những điểm bất thường ở phổi mà còn được áp dụng trong chẩn đoán tim, thành ngực, cơ hoành và trung thất. Đây cũng là những chỉ định ban đầu để đánh giá chức năng của phổi.

Có hai cách chụp X-quang phổi chính:

– Chụp X-quang ngực thẳng từ phía sau lưng: Đây là phương pháp chụp X-quang phổi tiêu chuẩn, hình ảnh được lấy từ mặt sau là trước (nghĩa là chụp từ phía mặt lưng) để giảm thiểu bức xạ từ tia X có thể làm tăng kích thước thước của tim. Cách chụp này có thể giúp đánh giá những cấu trúc dạng nốt ở phổi và những bất thường xuất hiện bên trong phổi.

– Chụp X-quang nghiêng (chụp từ phía bên ngực): Cách chụp này có thể được áp dụng để phân biệt tràn dịch màng phổi tự do hoặc khu trú. Ngoài ra cũng có thể giúp phát hiện tình trạng tràn khí màng phổi số lượng ít.

Ngoài ra còn có chụp X-quang phổi tại giường (tư thế từ trước ra sau), tuy nhiên loại này không được chỉ định nhiều, chỉ áp dụng cho những trường hợp không thể di chuyển đến khoa chẩn đoán hình ảnh.

Chụp X-quang phổi

Chụp X-quang phổi là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phổ biến

2.2. Chụp cắt lớp vi tính CT

Giống như phương pháp chụp X-quang, chụp CT cũng sử dụng tia X nhằm mục đích mô tả lại những hình ảnh bên trong cơ thể của người khám. Tuy nhiên, chụp CT tiên tiến hơn chụp X-quang thông thường. Thay vì chỉ mô tả được 1 mặt phẳng của cơ quan, chụp CT có thể mô thể nhiều mặt phẳng, nhiều ảnh cắt lớp của cơ quan đó.

Chụp cắt lớp CT được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh lý về phổi sẽ cung cấp những hình ảnh ngực được cắt ngang với độ dày 1 lát cắt là trong khoảng 10mm.

Chụp CT ngực sẽ yêu cầu người thực hiện phải hít vào tối đa, thông khí phổi. Điều này sẽ giúp hình ảnh được rõ nét nhất về nhu phổi, đường dẫn khí, hệ thống mạch máu và những bất thường ở phổi như khối u, rò rỉ khí – dịch, xơ hóa phổi,…

Tùy theo yêu cầu chẩn đoán của người khám sẽ sử dụng các kỹ thuật chụp CT khác nhau, có 3 loại chính là:

– Chụp cắt lớp quy ước: Lớp cắt có độ dày từ 3-10mm, sau mỗi lần chụp sẽ dịch chuyển dần bàn  và quét lớp tiếp theo.

– Chụp cắt lớp CT độ phân giải cao: Lớp cắt nhỏ có độ dày khoảng 2mm, thời gian quét 360 độ nhỏ hơn 2 giây.

– Chụp cắt lớp xoắn ốc: Chụp CT với độ rộng của chùm tia X với độ dày khoảng từ 3-10mm, bàn nằm của người khám sẽ di chuyển theo tốc độ đã được định trước.

Các trường hợp được chỉ định chụp CT phổi bao gồm xuất hiện khối u ở phổi, nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh lý màng phổi,…

Chẩn đoán hình ảnh phổi

Chụp cắt lớp CT giúp mô tả nhiều mặt phẳng và lớp cắt của phổi

2.3. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổi: Chụp cộng hưởng từ (Chụp MRI)

Khác với hai phương pháp trên, chụp cộng hưởng từ không sử dụng tia X, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Chụp cộng hưởng từ sử dụng nguyên lý từ trường mô tả lại những hình ảnh của các cơ quan bên trong lồng ngực. Chụp cộng hưởng từ đang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại đang được sử dụng phổ biến trong y học.

Với khả năng tạo những lớp cắt chi tiết, dựng lại hình ảnh của lồng ngực một cách rõ nét nhất, chụp MRI cho phép bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng phổi của người khám.

Chụp MRI mang lại rất nhiều những lợi ích:

– Không ảnh hưởng đến sức khỏe của người khám về mặt sinh học.

– Hình ảnh cho ra có độ phân giải cao, sắc nét.

– Mô tả hình ảnh đa chiều, nhiều mặt phẳng: dọc, nghiêng và ngang.

– Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn vào trong cơ thể.

– Ít khi xảy ra những tác dụng phụ trong và sau khi chụp.

– Không cần sử dụng chất đối quang để khảo sát mạch máu.

Chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến đang được sử dụng phổ biến hiện nay

3. Cần lưu ý những gì khi sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổi?

3.1. Đối với phương pháp chụp X-quang

– Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai không nên chụp X-quang hoặc nếu bắt buộc thì cần phải báo với bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

– Mặc trang phục thoải mái, mỏng nhẹ, tốt nhất là nên sử dụng đồ chuyên dụng cho chụp X-quang do cơ sở y tế phát.

– Tháo bỏ những trang sức như vòng cổ, bông tai, hoặc những vật dụng kim loại khác,…

– Trong khi chụp, người khám cần hít thở sâu và nín thở một vài giây.

3.2. Đối với phương pháp chụp CT

– Nên nhịn ăn trước khi chụp từ khoảng 4 đến 6 tiếng.

– Người khám nên cung cấp đủ các thông tin như thuốc đang dùng, nghi ngờ mang thai, dị ứng,…

– Cần tháo bỏ các vật dụng bằng kim loại trước khi chụp.

– Sử dụng thuốc cản quang theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

3.3. Đối với phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI

– Tháo bỏ những vật dụng làm bằng kim loại, ngoài ra nếu trong cơ thể có những thiết bị làm bằng kim loại như van tim nhân tạo, vòng tránh thai,… cần báo với bác sĩ để tránh những trường hợp xấu xảy ra.

– Người khám cần nằm yên trong suốt thời gian chụp, chỉ cần 1 chút xê dịch nhỏ cũng ảnh hưởng đến hình ảnh chẩn đoán.

– Khi chụp MRI sẽ tạo ra âm thanh khá lớn, tuy nhiên người khám sẽ được chuẩn bị tai nghe để tránh tiếng ồn.

Lưu ý khi chẩn đoán hình ảnh

Cần tháo những vật dụng bằng kim loại trước khi sử dụng những phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Để thực hiện những phương pháp chẩn đoán hình ảnh về phổi cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín đủ trình độ để thực hiện. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề này, hãy đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Đây là một địa chỉ y tế uy tín, có kinh nghiệm mà còn hội tụ đủ những yếu tố cần thiết của một cơ sở y tế chuyên nghiệp. TCI sở hữu trang thiết bị hiện đại, bác sĩ giỏi, nhân viên y tế tận tâm và thân thiện. Nhờ vậy, Thu Cúc TCI tự tin sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng ngay từ lần thăm khám đầu tiên.

Trên đây là những thông tin về các phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổi đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Qua bài viết hy vọng sẽ cung cấp đủ những kiến thức cần thiết cho người đọc về vấn đề này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital