Chẩn đoán bệnh hiệu quả nhờ kỹ thuật siêu âm khớp gối

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Chí Phồn

Phụ trách Chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm khớp gối là phương pháp giúp cho bác sĩ chẩn đoán được nhiều bất thường xảy ra ở trong khớp gối. Một số bệnh lý khớp gối tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể dẫn tới bị dị tật hoặc thậm chí tàn phế suốt đời nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này.

1. Thế nào là siêu âm khớp gối?

Đây là một phương thức chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm ở tần số từ 7 – 18 MHz để quét và tái tạo nên hình ảnh ở bên trong khớp gối với độ chi tiết cao. Kỹ thuật này không xâm lấn, an toàn và thường được sử dụng nhằm chẩn đoán những rối loạn khác nhau liên quan tới hệ thống cơ xương khớp gối.

Siêu âm khớp gối cho phép bác sĩ quan sát được bề mặt của cơ, xương, gân, sụn, dây chằng, khoang khớp gối cũng như hình dung được sự phối hợp động học của hệ thống cơ xương khớp và những cấu trúc mô mềm xung quanh.

Các cấu trúc phổ biến mà kỹ thuật siêu âm này có thể giúp bác sĩ quan sát được đó là:

– Xương vùng bánh chè và gân cơ tứ đầu.

– Một số vết thương ở vùng đầu gối.

– Cấu trúc của cơ, gân trước và sau khớp.

– Đường nối và hốc hình chóp.

thế nào là siêu âm

Phương pháp này giúp quét và tái tạo nên hình ảnh ở bên trong khớp gối với độ chi tiết cao

2. Siêu âm khớp gối giúp chẩn đoán được bệnh lý nào?

2.1. Siêu âm khớp gối giúp chẩn đoán viêm, thoái hóa khớp

Một số loại viêm khớp phổ biến có thể dễ dàng được phát hiện khi thực hiện kỹ thuật này bao gồm:

Thoái hóa khớp: Đây là tình trạng viêm khớp phổ biến, xảy ra khi lớp sụn vùng đầu gối của bạn bị hao mòn do thời gian và tuổi tác. Điều này gây đau nhức khi trái gió trở trời khiến cho đầu gối không thể duỗi gập một cách tự nhiên.

– Bệnh thấp khớp: Đây là dạng viêm khớp gây đau nhất, xảy ra khi hệ miễn dịch xem khớp gối là vật thể lạ và tấn công nó. Đây là bệnh mạn tính, không thể điều trị dứt điểm khỏi hoàn toàn.

– Bệnh Gout: Đây là loại viêm khớp xảy ra khi những tinh thể axit uric tích tụ ở bên trong khớp.

– Nhiễm trùng vùng khớp gối: Điều này khiến cho đầu gối bị sưng, đau, đỏ. Cơ thể sốt và nhanh chóng gây tổn thương rộng cho phần sụn đầu gối.

– Viêm bao hoạt dịch: Đây là tình trạng những túi dịch nhỏ đệm bên ngoài khớp gối của bạn bị nhiễm trùng, chấn thương, từ đó gây nên sưng và hình thành ổ viêm.

– Viêm gân bánh chè: Đây là tình trạng viêm xảy ra khi có chấn thương ở vùng gân bánh chè – chạy từ xương bánh chè đến xương ống quyển giúp con người thực hiện các hoạt động như đá, chạy và nhảy.

2.2. Siêu âm khớp gối giúp chẩn đoán chấn thương đầu gối

Kỹ thuật này là một phương pháp hiệu quả để giúp chẩn đoán các chấn thương đầu gối. Một số chấn thương điển hình có thể được phát hiện bao gồm:

Rách sụn chêm: Sụn chêm hoạt động như một bộ giảm xóc giữa phần xương ống chân và xương đùi.

– Tổn thương cơ ACL: Là một vết rách ở trên dây chằng chéo trước (ACL) – đoạn nối xương ống quyển với xương đùi. Chấn thương ACL đặc biệt phổ biến với những người chơi bóng rổ, bóng đá cần thay đổi hướng một cách đột ngột.

– Trật khớp xương bánh chè: Đây là tình trạng xương bánh chè bị trượt khỏi vị trí cũ.

– Gãy xương: Là tình trạng các xương đầu gối, bao gồm xương bánh chè có thể bị vỡ/ nứt / gãy do ngã, tai nạn giao thông.

2.3. Kỹ thuật này giúp chẩn đoán một số vấn đề cơ học khác

Một số ví dụ về các vấn đề cơ học khiến bạn cần thực hiện phương pháp siêu âm này bao gồm:

– Bị vướng dị vật: Đây là tình trạng một phần của xương hoặc sụn bị gãy/ nứt/ mẻ rồi kẹt vào vùng giữa khớp, khiến cho đầu gối bị khóa lại, gây đau nhói khi chuyển động.

Đau dây thần kinh tọa: Đây là tình trạng dây thần kinh của bạn bị cọ xát quá mức với phần xương đùi gây nên sưng viêm. Vận động viên chạy bộ và người đi xe đạp đặc biệt rất dễ mắc hội chứng dây thần kinh tọa.

vai trò của phương pháp siêu âm khớp gối

Kỹ thuật siêu âm cho khớp gối giúp phát hiện nhiều bệnh lý

3. Một số ưu, nhược điểm của phương pháp này

3.1. Ưu điểm

– Không gây xâm lấn: Phương pháp này được tiến hành ngay ở bên ngoài lớp da của đầu gối, hoàn toàn không sử dụng tới kim tiêm hoặc phải rạch, cắt, khâu nên không hề gây xâm lấn.

– Không gây đau: Phương pháp này được diễn ra rất êm ái nên không cần gây tê hoặc gây mê.

– Hoàn toàn thoải mái: Trước buổi siêu âm, bạn không cần chuẩn bị quá nhiều. Còn sau buổi siêu âm, bạn có thể thoải mái xuất viện ngay.

– Tiết kiệm chi phí: Siêu âm khớp gối có chi phí không quá cao nên bạn có thể thực hiện bất kỳ lúc nào nhận thấy các dấu hiệu bất ổn tại đầu gối xuất hiện.

– Linh động: Đầu dò siêu âm là một bộ phận cầm tay linh động giúp bác sĩ điều chỉnh được góc quan sát theo thời gian thực từ cả 4 phía khớp gối một cách toàn diện.

– Hiệu quả cao: Sóng siêu âm sẽ giúp phác họa không gian 3D tốt hơn những phương thức hình ảnh khác, cho phép bác sĩ đánh giá chi tiết các rối loạn không chỉ của khớp gối mà còn của vùng cơ, gân và hệ thống dây chằng, dây thần kinh.

3.2. Nhược điểm

– Hạn chế với xương: Sóng siêu âm không thể xuyên được qua vùng xương nên những vấn đề nội khớp nằm sâu ở trong xương không thể được phát hiện.

– Hạn chế với sụn: Kỹ thuật siêu âm khớp gối giúp bác sĩ hình dung rõ nét về cơ, gân, khớp và dây chằng tốt hơn về sụn. Sụn ​​có thể được nhìn thấy một phần nếu nằm ở trong vùng phủ sóng của sóng siêu âm. Tuy nhiên, khả năng này sẽ bị hạn chế vì sóng siêu âm tần số càng cao, cho chất lượng hình ảnh càng rõ nét thì độ thâm nhập vào mô sẽ càng thấp.

phương pháp siêu âm cho khớp gối

Phương pháp siêu âm cho khớp gối có những ưu, nhược điểm riêng

Để đảm bảo cho việc siêu âm được diễn ra thuận lợi và đảm bảo kết quả chính xác, bạn đừng quên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín để thực hiện kỹ thuật này. Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ được nhiều người dân tin chọn để khám chữa bệnh. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám cùng hệ thống thiết bị máy móc hiện đại và đội ngũ bác sĩ hàng đầu trực tiếp tư vấn, đọc kết quả. Bên cạnh đó, các cơ sở của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI còn tọa lạc tại những vị trí đắc địa giúp người dân thuận lợi trong quá trình di chuyển đi thăm khám.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp siêu âm cho vùng khớp gối. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để chủ động phòng ngừa các bệnh lý đang diễn biến âm thầm trong cơ thể, ngăn chặn mầm mống bệnh phát triển nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital