Chăm sóc vết thương như thế nào là đúng?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Cho dù là những vết thương nhỏ ngoài da trong sinh hoạt và lao động hàng ngày cho tới những vết thương lớn như đứt da sâu đều cần phải sơ cứu đúng cách và kịp thời để cầm máu, bảo tồn chức năng và thẩm mỹ. Sau đây là một số lưu ý khi xử lý vết thương.

Nên làm sạch vết thương bằng oxy già hoặc cồn?

Sử dụng oxy già hoặc cồn để rửa vết thương có thể gây tổn hại cho các mô và chậm làm lành vết thương.

Sử dụng oxy già hoặc cồn để rửa vết thương có thể gây tổn hại cho các mô và chậm làm lành vết thương.

Sai. Sử dụng oxy già hoặc cồn để rửa vết thương có thể gây tổn hại cho các mô và chậm làm lành vết thương. Bởi vì oxy già là một chất oxy hóa mạnh có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn kỵ khí (những vi khuẩn cần điều kiện ít oxy để phát triển) và cồn giúp thủy phân các protein và chất béo cấu tạo vi khuẩn. Tuy nhiên bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn, chúng cũng tiêu diệt các bạch cầu, tiểu cầu và thậm chí là các mô mới lành.
Vì thế cách tốt nhất để làm sạch vết thương là sử dụng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ. Nên rửa dưới vòi nước lạnh ít nhất là năm phút để loại bỏ bụi bẩn, mảnh vụn và vi khuẩn. Những vết thương lớn, sâu hoặc chảy máu không ngừng cần được điều trị y tế bởi các bác sĩ và y tá.
Giữ cho vết thương luôn ẩm
Đúng. Giữ vết thương ẩm giúp vết thương lành nhanh hơn đồng thời giúp giữ băng dính. Điều này đặc biệt hữu ích cho những vết thương lớn và trầy xước. Làm sạch vết thương và bôi một lớp mỏng thuốc kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Sẽ tốt hơn nếu giữ cho vết thương hở

Miếng băng sẽ giúp bảo vệ phần bị thương khỏi bị cọ xát với quần áo bẩn và vi khuẩn, giúp vết thương nhanh chóng lành lặn.

Miếng băng sẽ giúp bảo vệ phần bị thương khỏi bị cọ xát với quần áo bẩn và vi khuẩn, giúp vết thương nhanh chóng lành lặn.

Sai. Miếng băng sẽ giúp bảo vệ phần bị thương khỏi bị cọ xát với quần áo bẩn và vi khuẩn, giúp vết thương nhanh chóng lành lặn. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, luôn phải làm sạch vết thương trước khi băng bó. Lưu ý phải thay băng và rửa vết thương hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn còn sót lại và theo dõi vết thương.
Nên tháo băng nhẹ nhàng
Đúng. Tháo miếng băng quá nhanh có thể làm vết thương đã đóng vảy bị mở ra. Vì thế hãy mở vỏ băng  từ từ và nhẹ nhàng. Nếu cảm thấy miếng băng đã dính liền với vảy vết thương, thử ngâm vào nước ấm để làm mềm vẩy.
Bơ có thể giúp làm dịu vết bỏng

Bôi bơ hoặc chườm nước đá vào vết bỏng không những không có tác dụng gì mà còn có thể dẫn đến thiệt hại thêm.

Bôi bơ hoặc chườm nước đá vào vết bỏng không những không có tác dụng gì mà còn có thể dẫn đến thiệt hại thêm.

Sai. Bôi bơ hoặc chườm nước đá vào vết bỏng không những không có tác dụng gì mà còn có thể dẫn đến thiệt hại thêm. Đối với các trường hợp bỏng nhẹ, nên ngâm vết bỏng trong nước mát cho tới khi cơn đau dịu đi. Để bảo vệ vùng da bị phồng rộp, có thể dùng gạc vô trùng để băng bó khu vực này. Sử dụng băng không dính và không nên quấn băng quá chặt, tránh tình trạng băng dính vào da.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital