Mổ xoắn tinh hoàn là một cấp cứu khẩn cấp trong chuyên khoa tiết niệu. Đây là tình trạng nếu không hỗ trợ điều trị kịp thời có thể gây tổn hại tinh hoàn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, thậm chí phải cắt bỏ. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ tinh hoàn bị xoắn, cần nhanh chóng nhập viện để kiểm tra và có biện pháp xử lý ngay. Bên cạnh đó việc chăm sóc sau mổ xoắn tinh hoàn cũng đóng vai trò rất quan trọng, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.
Mổ xoắn tinh hoàn: những lưu ý khi tự chăm sóc tại nhà
- Nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi, ngủ đủ giấc sẽ giúp người bệnh khôi phục năng lượng. Nằm xuống 15 phút vài lần mỗi ngày trong thời gian đầu sau phẫu thuật. Điều này sẽ giúp giảm sưng bìu.
- Cố gắng đi bộ mỗi ngày: nên bắt đầu từ từ, tăng dần thời gian đi bộ lên mỗi ngày. Đi bộ làm tăng lưu thông máu và ngăn ngừa táo bón.
- Tránh các hoạt động gắng sức như đi xe đạp, chạy bộ, tập tạ hoặc tập thể dục aerobic khoảng 1-2 tuần sau khi phẫu thuật. Ngoài ra người bệnh cũng nên tránh nâng vật nặng.
- Không lái xe trong 1 – 2 tuần sau phẫu thuật cho tới khi có sự chỉ định của bác sĩ.
- Người bệnh có thể tắm dưới vòi hoa sen, tránh làm ướt vết mổ. Không nên ngâm mình trong bồn tắm cho tới khi bác sĩ cho phép.
Hầu hết bệnh nhân đều có thể trở lại làm việc và sinh hoạt bình thường trong vòng 1 – 2 tuần sau phẫu thuật.
Menu xem nhanh:
1. Chế độ ăn sau mổ xoắn tinh hoàn
Nam giới sau phẫu thuật xoắn tinh hoàn vẫn có thể ăn uống bình thường. Nếu thấy khó chịu ở dạ dày, hãy thử các loại thực phẩm có vị nhạt, ít chất béo như gạo, bánh mì nướng, sữa chua…
2. Sử dụng thuốc mổ xoắn tinh hoàn
Dùng thuốc giảm đau theo đúng chỉ dẫn
Trường hợp thuốc giảm đau gây khó chịu cho dạ dày:
- Uống thuốc sau bữa ăn (trừ khi bác sĩ yêu cầu ngược lại)
- Hãy hỏi bác sĩ chuyển sang sử dụng loại thuốc giảm đau khác
- Nếu bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, hãy uống đúng liều lượng như đã được chỉ định. Đừng ngưng thuốc ngay cả khi cảm thấy sức khỏe đã được cải thiện.
3. Chăm sóc vết mổ xoắn tinh hoàn
Vệ sinh vết mổ hằng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Có thể vỗ nhẹ nước vào vết thương và sau đó thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch. Không sử dụng rượu hoặc nước oxy già để rửa vết thương. Hai dung dịch này có thể làm vết thương liền chậm hơn.
Có thể chườm lạnh lên bìu khoảng 10 – 12 phút/lần cứ 1 – 2 giờ/lần trong những ngày đầu tiên sau phẫu thuật để giảm đau. Lưu ý hãy đặt một miếng vải mỏng giữa túi chườm và da.
Người bệnh cũng lưu ý tái khám thường xuyên và thông báo ngay cho bác sĩ hỗ trợ điều trị nếu có các biểu hiện bất thường như:
- Ngất
- Khó thở nặng
- Đau ngực đột ngột, khó thở
- Đau bụng dữ dội
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu:
- Thuốc giảm đau không hiệu quả
- Vết rạch bị hở
- Vết rạch chảy máu và máu thấm ra cả gạc bên ngoài
- Có các dấu hiệu nhiễm trùng như vết rạch đỏ, sưng, có mủ, người bệnh bị sốt, tiểu khó…