Chăm sóc răng trẻ 2 tuổi và những điều bố mẹ cần lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Khi con 2 tuổi, phương pháp chăm sóc răng miệng cho bé cần được điều chỉnh. Những biện pháp chăm sóc răng trẻ 2 tuổi khác biệt so với những biện pháp áp dụng cho trẻ sơ sinh. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho con, mẹ cần tuân thủ các phương pháp trong bài viết như sau.

1. Cha mẹ cần lưu ý gì con mọc răng?

Trẻ có thể mọc răng từ những tháng thứ 6 nhưng đến 2 tuổi trẻ vẫn tiếp tục mọc răng. Độ tuổi này, răng nanh và răng hàm của trẻ sẽ bắt đầu nhú lên. Việc mọc răng sẽ mang đến cảm giác không mấy dễ chịu cho trẻ. Tùy từng trẻ thì mức độ khó chịu này sẽ ít hoặc nhiều. Để nhận biết có phải trẻ đang mọc răng hay không, chúng ta có thể quan sát trẻ để thấy những dấu hiệu sau:

– Sưng và đau nướu: Nướu của trẻ có thể sưng lên và trở nên đau hơn khi răng bắt đầu trồi lên. Đau nướu có thể khiến trẻ trở nên quấy khóc và dễ cáu kỉnh.

– Thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt: Việc răng mọc có thể làm thay đổi thói quen ăn uống và ngủ của trẻ. Nhiều trẻ có thể bị biếng ăn, khó ngủ, cần ôm ấp, vỗ về nhiều hơn từ bố mẹ hoặc người thân.

– Trẻ hay cho đồ cứng vào mồm hoặc mút tay: Khi răng mọc, phần nướu của trẻ có thể bị kích ứng và ngứa nhẹ. Do vậy, trẻ thường có xu hướng gặm ngón tay hoặc các đồ vật cứng để làm giảm cảm giác ngứa này.

– Nhiều trẻ mọc răng đi kèm với các triệu chứng như sổ mũi, ho hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên triệu chứng này không phải đều xảy ra đối với tất cả trẻ mọc răng.

– Quan sát thấy lợi sưng hoặc răng đã nhú ra. Nếu cha mẹ dùng đèn pin chiếu vào, có thể quan sát mầm răng đã nhú lên khỏi lợi hoặc phần lợi to lên hẳn so với những lợi xung quanh thì tức là răng trẻ sẽ bắt đầu mọc lên.

chăm sóc răng trẻ 2 tuổi

Ngay khi trẻ mọc răng, cha mẹ đã cần phải lưu ý việc chăm sóc răng cho trẻ

Việc mọc răng có thể gây ra những khó chịu nhất định cho trẻ. Cha mẹ cần để ý nhận biết có phải con mình đang mọc răng không để có những cách giúp trẻ cảm thấy thoải mải hơn trong quá trình mọc răng này.

2. Cách chăm sóc răng trẻ 2 tuổi đúng chuẩn

Ngoài việc quan sát các dấu hiệu mọc răng để chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ khi mới chớm nhú răng. Cha mẹ cũng cần chú trọng đến cách chăm sóc những chiếc răng đã mọc lên hoàn toàn ở lứa tuổi lên 2 này.

2.1 Chải răng hàng ngày cho trẻ

Trẻ 2 tuổi chưa thể tự mình chải răng đúng cách nên cần sự hỗ trợ rất lớn từ bố mẹ. Phụ huynh lưu ý sử dụng bàn chải răng có đầu mềm và nhỏ để chải răng cho trẻ. Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Sử dụng nước muối sinh lý và kem đánh răng chuyên dùng cho trẻ nhỏ để hạn chế khả năng trẻ nuốt kem đánh răng vào bụng.

Căn chỉnh lượng kem đánh răng vừa phải, không nên cho quá nhiều kem đánh răng trong mỗi lần đánh răng. Nhưng cũng không nên lấy quá ít kem đánh rắng sẽ không đảm bảo khả năng làm sạch răng cho trẻ.

2.2 Hướng dẫn cách chải răng cho trẻ

Tuy cha mẹ phải là người vệ sinh răng chính cho trẻ vì 2 tuổi không phải lứa tuổi có thể tự mình vệ sinh răng một cách sạch sẽ. Tuy nhiên, việc hướng dẫn cách chải răng cho trẻ ở độ tuổi này là rất cần thiết vì:

– Tạo cho trẻ ý thức và thói quen về việc vệ sinh răng hàng ngày đều đặn. Sau này khi trẻ lớn hơn sẽ tự có những thói quen chăm sóc răng miệng độc lập mà không cần đến cha mẹ hỗ trợ.

– Tập cho trẻ làm quen với những kỹ năng cơ bản của việc chải răng. Giúp trẻ sớm làm thành thạo những thao tác của việc đánh răng

– Khoảng thời gian cha mẹ ở bên cạnh hướng dẫn trẻ đánh răng có thể được coi là thời gian thư giãn và gắn kết tình cảm của cả cha mẹ và con cái.

2.3 Chú ý những thói quen tốt và không tốt khi chăm sóc răng trẻ 2 tuổi

Cha mẹ cần chú ý không cho trẻ ăn uống những loại đồ ăn, nước uống nhiều đường, nhiều axit, dễ làm hại cho men răng của trẻ. Đồng thời, cha mẹ cũng cần giáo dục con về những loại đồ ăn này từ sớm.

Không cho trẻ dùng răng để cắn những đồ vật cứng hoặc cắn móng tay. Điều này không chỉ gây hại cho men răng mà còn khiến tình trạng lệch khớp cắn xuất hiện, các vấn đề về hàm cũng có thể nảy sinh vì thói quen xấu này.

Tập cho trẻ có những thói quen chăm sóc răng miệng tốt nhuwL chải răng hàng ngày, súc miệng sau khi ăn, không ăn quá khuya, không ăn đồ ăn có hại cho răng, ăn nhiều rau và những thực phẩm giàu canxi,…

2.4 Đưa trẻ đi kiểm tra răng định kỳ với bác sĩ nha khoa

Trẻ 2 tuổi vẫn còn nhỏ nhưng không phải không có những vấn đề với răng miệng. Nhiều trẻ vừa mới mọc răng nhưng lớp men răng quá yếu có thể dẫn đến mòn men răng (hay thường gọi là “sún” răng). Khi này, nếu được đến nha sĩ, trẻ sẽ được bôi 1 lớp floride để bảo vệ men răng.

Ngoài ra, thăm khám răng định kỳ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ cũng mang đến những lợi ích khác như: phát hiện các vấn đề về lợi, răng mọc lệch, răng sâu,v…v.. và có hướng xử trí sớm những tình huống như vậy.

Cha mẹ nên dùng những loại kem đánh răng an toàn cho trẻ em

Cha mẹ nên dùng những loại kem đánh răng an toàn cho trẻ em

3. Những lời khuyên để sức khỏe răng miệng trẻ luôn tốt

Ngoài việc thực hiện vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách, các mẹ nên chú ý đến những vấn đề sau để đảm bảo cho hàm răng của con khỏe mạnh:

– Vi khuẩn trong răng miệng có thể lây nhiễm qua đường miệng. Vì vậy, để ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn từ mẹ sang bé, mẹ không nên ăn chung thức ăn rồi đút cho trẻ. Tránh cho trẻ sử dụng chung đũa, muỗng, hoặc bàn chải đánh răng với những người có vấn đề sâu răng.

Chăm đưa trẻ đi nha sĩ để kiểm tra răng cũng là cách bảo vệ răng cho trẻ

Chăm đưa trẻ đi nha sĩ để kiểm tra răng cũng là cách bảo vệ răng cho trẻ

– Khi bé bắt đầu mọc răng, có thể thường xuyên cắn núm vú của bình sữa. Mẹ nên tránh để bé nằm uống sữa bằng bình, vì điều này có thể làm cho răng tiếp xúc với sữa quá lâu, dẫn đến hỏng men răng và sâu răng.

– Mẹ không nên cho bé thói quen mút tay hoặc sử dụng ngậm ti giả. Những thói quen này có thể gây ra việc răng mọc lệch, gây sai lệch khớp cắn.

– Trong quá trình trẻ nhai thức ăn cố định, mẹ hãy tạo thói quen cho bé ăn đều hai bên, không nên nhai chỉ một bên. Điều này giúp khuôn mặt phát triển đều và tránh những tình huống ảnh hưởng đến sự phát triển răng của bé, đặc biệt khi bé đang phát triển răng thường xuyên.

Trên đây là những thông tin về việc chăm sóc răng trẻ 2 tuổi, hy vọng sẽ hữu ích với nhiều phụ huynh trong quá trình chăm sóc răng miệng của trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital