Chăm sóc răng sau khi mài

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Mài răng là một kỹ thuật hỗ trợ cho các phương pháp chỉnh nha như bọc răng sứ hay niềng răng. Tuy nhiên, sau khi thực hiện quá trình này, có thể xảy ra trường hợp răng bị ê buốt, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng Thu Cúc TCI khám phá cách chăm sóc răng sau khi mài để giảm thiểu tình trạng này.

1. Mài răng là phương pháp gì?

Trước khi tìm hiểu về việc chăm sóc, kiêng khem sau khi mài răng, chúng ta nên hiểu rõ kỹ thuật mài răng trong từng phương pháp nha khoa như niềng răng và bọc răng sứ.

1.1. Mục đích của việc mài răng

Không phải ai cũng phù hợp với việc mài răng để bọc sứ. Kỹ thuật này chỉ thích hợp cho những trường hợp răng có khiếm khuyết nhẹ. Trong trường hợp khiếm khuyết nặng, nên lựa chọn niềng răng hoặc lựa chọn nhổ bỏ răng và trồng răng Implant để đạt hiệu quả chỉnh nha cao và tránh gây hại cho răng tự nhiên.

Mài răng trước khi niềng răng: Trong trường hợp các răng có kích thước lớn hơn so với các răng khác, cần thực hiện mài răng để niềng. Việc này giúp hỗ trợ răng dịch chuyển hiệu quả hơn và giúp cân đối các răng trên cung hàm.

chăm sóc răng sau khi mài

Mục đích của mài răng là để thực hiện các kỹ thuật nha khoa khác

Mài răng trước khi làm răng sứ: Các phương pháp dán sứ, bọc răng sứ hoặc cầu răng sứ đều đòi hỏi thực hiện mài răng để tạo cùi răng. Sau đó, bác sĩ gắn mão răng sứ lên răng tự nhiên để phục hình thẩm mỹ và khôi phục khả năng ăn nhai. Việc mài răng sẽ không làm mất quá nhiều cấu trúc của răng, tỷ lệ mài không vượt quá 2mm.

Cơ chế của kỹ thuật bọc răng sứ là mài nhỏ các răng tự nhiên thành các trụ răng, sau đó chụp mão sứ lên răng. Mão sứ sẽ bọc kín toàn bộ bề mặt cùi răng, từ phía trong ra ngoài, cũng như hai bên và mặt nhai của răng. Do đó, việc mài răng bọc sứ là một công đoạn bắt buộc. Tuy nhiên, việc mài răng bọc sứ cần phải được thực hiện tại nha khoa chuyên nghiệp, sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để giảm thiểu rủi ro gây hại cho răng thật.

1.2. Mài răng và lợi ích của phương pháp này

Mài răng để làm răng sứ đảm bảo toàn vẹn cho răng và mang lại nhiều lợi ích đáng giá. Răng sứ không chỉ giữ chức năng ăn nhai ổn định và khôi phục vẻ đẹp cho răng mà còn bảo vệ chúng khỏi các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tuỷ,… so với trám răng, răng sứ có độ bền cao hơn rất nhiều, với tuổi thọ từ 5 đến 20 năm nếu được chăm sóc và bảo quản đúng cách.

Lợi ích của răng sứ:

– Thẩm mỹ nụ cười: Răng sứ được thiết kế sao cho kích thước, màu sắc và hình dáng giống như răng thật. Do đó, rất khó để phân biệt răng sứ khi bạn giao tiếp, mang lại sự thẩm mỹ cho nụ cười của người sử dụng.

– Chịu được lực ăn nhai lớn: Răng sứ có khả năng chịu đựng lực tác động lớn hơn răng tự nhiên. Sau khi bọc sứ, chức năng ăn nhai được khôi phục, bạn có thể ăn uống thoải mái mà không phải lo lắng.

– Độ bền cao: Răng sứ có tuổi thọ rất lâu trong môi trường miệng, có thể lên đến hàng chục năm. Với việc chăm sóc đúng cách, răng sứ thậm chí có thể tồn tại vĩnh viễn.

– Khắc phục khuyết điểm hàm răng: Răng sứ giúp khắc phục các vấn đề răng như răng xỉn màu, sứt mẻ, viêm tuỷ răng, sâu răng,… khi bạn thực hiện quá trình bọc sứ.

Chụp răng sứ mang lại nhiều ưu điểm, giúp người dùng đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và bền bỉ như răng thật. Đồng thời, nó còn tạo nên nụ cười đẹp và tự tin cho người sử dụng.

1.3. Răng liệu có đau buốt sau mài?

Mài răng để bọc sứ được thực hiện sau khi bác sĩ đã tiêm thuốc gây tê, giúp giảm thiểu tình trạng ê buốt. Trong quá trình mài, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn hay khó chịu nhờ vào công nghệ mài răng tiên tiến ngày nay. Tuy nhiên, khi quá trình hoàn tất và hiệu quả của thuốc tê dần giảm, có thể bạn sẽ cảm thấy nhức nhối. Đừng lo lắng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

chăm sóc răng sau khi mài

Cần tuân theo chỉ định về giảm đau của bác sĩ sau khi mài răng

Lưu ý quan trọng là bạn phải uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng các loại thuốc khác ngoài đơn thuốc mà bác sĩ đã chỉ định.

2. Chế độ ăn uống, chăm sóc răng sau khi mài răng

Sau khi mài răng, phần men răng sẽ bị tác động với mức độ khác nhau tùy thuộc vào phương pháp thẩm mỹ và tình trạng răng của từng người. Do đó, việc chăm sóc răng miệng đúng cách là rất quan trọng sau quá trình này, bao gồm cả việc ăn uống và kiêng cữ, nhằm giúp răng khỏe mạnh hơn và tránh tình trạng ê buốt hay đau nhức răng sau khi mài.

2.1 Những thực phẩm nên kiêng sau khi mài răng

Sau khi mài răng, hạn chế ăn uống các loại thực phẩm sẫm màu như cà chua, cà phê,… nhằm tránh làm men răng bị nhiễm màu và gây ra hiện tượng răng ố vàng, xỉn đục.

Cũng nên hạn chế tiêu thụ các món ăn nhiều đường như bánh kẹo, socola,… bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng, đặc biệt khi men răng vẫn đang trong giai đoạn yếu sau khi mài.

Tránh ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh để không làm răng cảm thấy khó chịu và tăng nguy cơ bị ê buốt.

Ngoài ra, cũng nên tránh các thực phẩm chứa nhiều axit như cam, chanh,… để tránh kích ứng đến răng và nướu.

2.2. Nên ăn gì để tốt cho việc chăm sóc răng sau khi mài

Để tăng cường sức khỏe cho răng sau khi mài, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi và chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày. Cụ thể, bạn nên ăn các loại cá, phomat, trứng, thịt, rau xanh,…

Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm quá cứng hoặc dai, và tránh dùng lực nhai quá mạnh để giảm tác động lên răng.

Đối với các răng đã mài để bọc sứ, tốt nhất là ăn các món ăn dạng lỏng như súp, cháo, sữa, cơm nát, sinh tố trái cây,… để giữ cho răng được an toàn và không gặp phải tình trạng ê buốt hay đau nhức răng sau quá trình mài.

2.3. Lưu ý khác về chăm sóc răng sau khi mài

Ngoài việc quan tâm đến việc mài răng nên ăn gì và kiêng gì, bạn cũng cần tập trung vào chế độ vệ sinh răng miệng để bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

chăm sóc răng sau khi mài

Chăm sóc kỹ cho hàm răng sau khi mài để răng được khỏe mạnh

– Đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Lưu ý không đánh răng quá mạnh hoặc quá lâu, để tránh tổn thương lớp men răng và làm răng yếu dần.

– Chờ khoảng 30 phút sau khi ăn trước khi chải răng, để cho men răng ổn định trở lại trước khi thực hiện vệ sinh răng miệng.

– Sử dụng bàn chải lông mềm hoặc máy tăm nước để chải răng, giúp hạn chế tổn thương cho răng sau khi mài.

– Sử dụng chỉ nha kỹ thuật và nước súc miệng diệt khuẩn để làm sạch hoàn toàn mảng bám thức ăn trên răng.

– Thăm khám răng định kỳ mỗi 6 tháng để bác sĩ kiểm tra sức khỏe của răng sau khi mài. Ngoài ra, thực hiện vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng hơn tại nha khoa bằng cách lấy cao răng và mảng bám bằng thiết bị chuyên dụng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital