Chăm sóc răng sau hàn khỏe mạnh với 6 lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Chăm sóc răng sau hàn là bước quan trọng cuối cùng trong quá trình hoàn thiện vừa điều trị. Thời điểm sau hàn răng không cần lành thương phức tạp như nhiều phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp dẫn đến nhiều vấn đề về răng miệng do không chăm sóc kĩ lưỡng. Vậy làm sao để phòng tránh nguy cơ ấy? Sau đây chính là những lưu ý cần nhớ.

1. Những trường hợp cần hàn răng

chăm sóc răng sau hàn

Hàn răng là phương pháp điều trị nhiều vấn đề về răng

1.1 Bị sâu răng

Sâu răng là lý do khiến nhiều người phải điều trị bằng phương pháp hàn nhất hiện nay. Răng bị sâu là do những vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng, tạo nên những lỗ sâu. Lâu dần nếu không được điều trị, tình trạng sâu răng sẽ chuyển biến nặng hơn. Thậm chí, tủy răng bên trong cũng phải đối diện với nguy cơ bị phá hủy.

Để điều trị sâu răng, tùy vào từng trường hợp sẽ có những phương pháp khác nhau. Thông thường, mọi người chỉ phát hiện ra sâu răng khi có triệu chứng đau, xuất hiện lỗ. Với tình huống này, phương pháp hàn sẽ thường được các nha sĩ lựa chọn sử dụng.

1.2 Bị mòn răng

Mòn răng là hậu quả của việc đánh răng quá mạnh hoặc tần suất quá nhiều. Bên cạnh đó, hiện tượng mòn răng cũng có thể bắt nguồn từ một số yếu tố khác như việc lựa chọn sai bàn chải và kem đánh răng. Bàn chải với đầu lông quá cứng và những loại kem có độ tẩy cao sử dụng lâu ngày sẽ khiến men răng bị ảnh hưởng, mòn dần. Khi ấy, lớp ngà răng sẽ bị lộ ra làm răng trở nên nhạy cảm hơn. Và phương pháp trám, hàn răng được nhiều người lựa chọn sử dụng để điều trị tình trạng này.

1.3 Khiếm khuyết về thẩm mỹ

Những vấn đề về thẩm mỹ của răng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Những khiếm khuyết từ bẩm sinh, do những thói quen xấu từ nhỏ,… khiến cho hàm răng không được đẹp mắt. Trường hợp này, hàn răng cũng là một trong những lựa chọn tốt để khắc phục tình trạng răng, đáp ứng nhu cầu về tính thẩm mỹ.

1.4 Gặp chấn thương răng

Những cú va đập mạnh, những tai nạn bất ngờ gây sứt răng, mẻ răng thậm chí là gãy hay vỡ răng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của răng cũng như là mầm mống cho những nguy cơ sau này. Và việc hàn răng sẽ giúp khôi phục lại hình dáng răng ban đầu. Từ đó, các chức năng như nghiền, nuốt thức ăn cũng sẽ được đảm bảo.

2. Cách chăm sóc răng sau hàn phù hợp

2.1 Không ăn ngay sau khi hàn răng

Để có quá trình chăm sóc hiệu quả, lưu ý đầu tiên là không ăn khi vừa thực hiện hàn xong. Phần răng vừa hàn cần thời gian khoảng 2 tiếng để đông đặc và ổn định miếng trám. Nếu ăn uống ngay lập tức trong thời gian này sẽ tác động, làm ảnh hưởng tới kết quả hàn răng.

Hiện nay, nhiều trường hợp hàn răng sử dụng chất trám đã hóa cứng bằng các thiết bị như đèn quang trùng hợp Halogen, laser nha khoa,… Như vậy, phần trám đã được hoàn thiện và theo lý thuyết ta không cần kiêng ăn. Tuy nhiên, một lời khuyên trong tình huống này là, hãy để răng nghỉ ngơi khoảng 30 – 40 phút. Khoảng thời gian này sẽ giúp răng làm quen với chất trám trong răng ổn định hơn.

2.2 Ăn những thực phẩm mềm

Việc tránh ăn những đồ ăn cứng, dai là rất cần thiết cho răng sau hàn. Bởi về bản chất, quá trình này là dùng một loại chất liệu khác trám lên răng. Sau khi thực hiện, răng và phần trám sẽ cần thời gian để đông đặc và ổn định. Lúc này, nếu răng phải dùng lực mạnh để xử lý những thức ăn dai, cứng rất dễ gây tổn thương, hỏng phần trám.

Thay vào đó, sau khi hàn răng, ta nên sử dụng những đồ ăn mềm và dễ nuốt. Đặc biệt, đối với hàn răng sâu, hãy hạn chế tối đa những đồ ăn ngọt như bánh kẹo để tránh bị tái sâu trở lại.

2.3 Chăm sóc răng sau hàn với phương pháp vệ sinh phù hợp

Về cơ bản, sau khi hàn răng, những bước vệ sinh thông thường vẫn được duy trì. Cụ thể như đánh răng 2 lần / ngày, sử dụng loại bàn chải có đầu lông mềm. Bên cạnh đó, hãy nhờ thêm sự hỗ trợ từ nước súc miệng, nước muối loãng,…. Lưu ý, hãy sử dụng loại nước muối sinh lý được bán sẵn hoặc nước muối loãng ấm. Tránh dùng nước muối đặc để phòng ngừa nguy cơ gây mòn, tổn hại men răng.

2.4 Chăm sóc răng sau hàn nhẹ nhàng, không đụng chạm mạnh

Vị trí răng khi vừa mới hàn rất nhạy cảm, miếng trám dễ bị vỡ. Vì vậy, sau khi hàn, ta cần lưu ý thật “nâng niu” đối với hàm răng. Tránh xỉa răng hay sử dụng tác động từ các vật nhọn, cứng để làm sạch răng. Hành động này rất dễ gây bong tróc, vỡ, hỏng cấu trúc phần răng vừa hàn. Chỉ nha khoa cũng không phải một lựa chọn nên dùng trong trường hợp này. Đặc biệt là với tình trạng hàn do sâu kẽ răng. Khi ấy, chỉ nha khoa len vào giữa để lấy các thức ăn thừa đồng thời cũng sẽ tác động tới phần hàn của răng.

2.5 Theo dõi dấu hiệu bất thường

Khoảng một vài ngày sau khi hàn răng là thời điểm chúng ta cần chú ý. Nếu gặp phải bất kì tình trạng bất thường nào như ê buốt, đau nhức răng hay dấu hiệu bong vết trám,… Hãy liên hệ ngay với nha sĩ để kiểm tra và có phương pháp khắc phục kịp thời.

chăm sóc răng sau hàn

Liên hệ ngay với nha sĩ nếu có dấu hiệu bất thường sau khi hàn

2.6 Thăm khám sức khỏe răng miệng đều đặn với nha sĩ

chăm sóc răng sau hàn

Kiểm tra răng miệng định kỳ là thói quen tốt luôn cần được duy trì

Không chỉ sau khi hàn răng, thói quen thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ nên được duy trì. Đây là thói quen tốt và rất có lợi cho răng miệng. Mỗi lần thăm khám, hàm răng của chúng ta sẽ được kiểm tra, xử lý kịp thời những nguy cơ dẫn tới các vấn đề về răng miệng. Bên cạnh đó, đi khám răng miệng đều đặn cũng giúp ta có phương pháp chăm sóc răng phù hợp hơn nhờ tư vấn từ bác sĩ.

Trên đây là một vài thông tin về răng sau khi hàn và những điều cần lưu ý. Mọi người hãy ghi nhớ và làm theo để giữ hàm răng của chúng ta luôn ở trạng thái tốt nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital