Cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói không?

Chào chuyên mục tư vấn sức khỏe Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc! Bác sĩ cho em hỏi cắt amidan có ảnh hưởng tới giọng nói không?. Em bị viêm amidan mạn tính kéo dài đã 2 năm nay rồi, mọi người đều khuyên em nên đi cắt amidan nhưng em rất lo lắng bệnh ảnh hưởng. Mong sớm nhận được tư vấn của bác sĩ.
Thu Hà (Cầu Giấy, HN)
Trả lời
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về địa chỉ hòm thư của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Với thắc mắc “Cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói không?” của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Viêm amidan là bệnh rất thường gặp và nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với khí hậu thay đổi đột ngột hay do tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm.

Cắt amidan không ảnh hưởng tới giọng nói nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm điều trị

Cắt amidan không ảnh hưởng tới giọng nói nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm điều trị

Thông thường khi bị viêm amidan, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong ăn uống, có thể bị đau họng, sốt, đau đầu, khi há miệng thì có thể nhìn thấy hai bên họng bị sưng đỏ….. Viêm amidan có thể tiến triển từ cấp tính thành mạn tính nếu không phát hiện và điều trị sớm.

Trường hợp của bạn bị viêm amidan mạn tính thì cần phải cắt bỏ amidan mới cải thiện tình trạng bệnh. Chính vì thế mà cắt amidan có ảnh hưởng tới giọng nói không cũng là băn khoăn chung của nhiều người khi bị bệnh.

Cắt amidan không ảnh hưởng tới giọng nói cũng như chức năng ăn uống bởi nhưng vì đây là một trong những tổ chức miễn dịch nên nếu cắt đi thì sẽ có nhiều nguy cơ mắc những vấn đề về đường hô hấp hơn những người bình thường. Để đảm bảo an toàn, không biết chứng sau phẫu thuật, bạn nên lựa chọn địa chỉ cắt amidan uy tín có bác sĩ chuyên khoa giỏi và trang thiết bị đảm bảo, vô khuẩn.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất

Sau cắt amidan, bạn nên tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc hỗ trợ của bác sĩ. Vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng việc súc miệng nước muối, đánh răng đúng cách. Hạn chế những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Nên uống nước lọc thay vì các đồ uống có ga, chứa cồn.

Đặc biệt, bạn cần theo dõi tình trạng bệnh tại nhà. Nếu vết cắt chảy máu hoặc viêm nhiễm thì nên tới bệnh viện để xử lý ngay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital