Cảnh giác với các cơn đau chân răng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Đau chân răng là triệu chứng đem đến nhiều khó chịu cho người mắc. Các cơn đau ảnh hưởng, cản trở quá trình ăn uống, nói chuyện và sinh hoạt bình thường. Nhìn chung, các vấn đề răng miệng đều có thể dẫn đến tình trạng đau nhức răng và chân răng. Việc xác định được nguyên nhân, điều trị sớm sẽ hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khác.

Dấu hiệu đau chân răng

Đau nhức chân răng là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

1. Biểu hiện các cơn đau đến từ chân răng

Nhức buốt, đau chân răng là tình trạng có các cơn đau nhức xảy ra ở xung quanh bề mặt răng. Nhiều trường hợp, các cơn đau đi sâu vào trong chân răng sâu trong xương, lúc này các cơn đau là rất dữ dội. Tùy vào từng nguyên nhân mà mức độ đau răng sẽ khác nhau. Nhìn chung, khi bị đau nhức chân răng, bệnh nhân sẽ có đi kèm các biểu hiện như:
– Vùng nướu bao quanh răng cũng bị đau
– Có thể kèm theo các cơn sốt nhẹ đến sốt cao
– Cắn, nhai, ăn uống khiến răng đau nhói
– Gõ vào răng cũng thấy đau
– Răng đặc biệt khó chịu khi ăn, uống nóng lạnh, đồ ăn cứng, dai
– Răng nhạy cảm hơn
– Các cơn đau có thể thoáng qua hoặc liên tục. Răng đau khi bị kích thích hoặc không có kích thích gì vẫn đau.

2. Vì sao bạn bị đau chân răng?

Tình trạng đau đớn, ê buốt, nhức ở chân răng thường đến bởi các nguyên nhân:
– Răng phản ứng với đồ ăn, đồ uống nóng, lạnh
– Răng bị mòn, mất lớp men răng do nhiều nguyên nhân: đánh răng sai cách, chế độ ăn uống không hợp lý, các bệnh lý,…
– Mẻ răng, nứt vỡ răng do chấn thương, va đụng,…
– Mọc răng khôn
– Thói quen nghiến răng
– Lộ chân răng
– Can thiệp nha khoa, thẩm mỹ sai kỹ thuật

Mọc răng khôn gây đau chân răng.

Răng khôn mọc lệch cũng là một nguyên nhân gây đau nhức răng.

Ngoài ra, đau chân răng có thể do các bệnh lý như:
– Sâu răng
– Viêm tủy
– Bệnh nướu
– Áp xe răng
– Viêm xoang

Như vậy có thể thấy, đau nhức chân răng có thể đến từ bất cứ nguyên nhân nào nhưng chủ yếu là do chăm sóc răng không tốt. Vấn đề vệ sinh răng miệng mang đến nhiều nguy cơ răng bị đau do các bệnh lý. Chứng tỏ tầm quan trọng của vấn đề này không được xem nhẹ. Cả trẻ em và người lớn đều cần phải chú ý cách vệ sinh răng miệng đúng cách để bảo vệ răng tốt hơn.

3. Đau chân răng cảnh báo bệnh gì?

Đau chân răng tưởng chừng là triệu chứng đơn giản nhưng có thể lại là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm và chính nó cũng là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
– Sâu răng: ở giai đoạn đầu, răng bị phá hủy ở bề mặt với các cơn đau nhức thoáng qua. Khi sâu răng tiến triển nặng, cơn đau dữ dội hơn. Khi bệnh nhân cảm thấy đau chân răng là lúc viêm nhiễm đã lan sâu và rộng, có nguy cơ viêm tủy.
– Viêm chân răng: bệnh có biểu hiện nhiễm trùng tại chỗ hoặc lan rộng. Chân răng đau nhức, thậm chí có mủ là biểu hiện bệnh ở giai đoạn nặng và cần đến gặp bác sĩ sớm.
– Viêm nha chu: ngoài đau ở chân răng, viêm nha chu còn mang đến những biểu hiện dễ thấy như lợi sưng đỏ, có dịch mủ chảy ra từ lợi,…
– Viêm xoang hàm: xoang hàm nằm ở chân răng hàm trên. Nếu chân răng bị đau chứng tỏ xoang hàm có nguy cơ bị viêm nhiễm.
– Răng khôn mọc lệch: đây không phải là bệnh lý nhưng nếu răng khôn mọc lệch có thể đâm vào các răng bên cạnh gây cảm giác đau nhức chân răng

Điều trị dứt điểm đau chân răng.

Khi có các dấu hiệu đau nhức chân răng cần đến gặp bác sĩ sớm nhất.

4. Cách chữa đau nhức chân răng

Vậy khi nào cần đi gặp bác sĩ?
– Cơn đau kéo dài trên 2 ngày
– Đau dữ dội không ngừng hoặc các cơn đau cách nhau ngắn
– Có cơn sốt, đau lên vùng tai, thái dương
– Đau hơn khi mở miệng nói chuyện, ăn uống và không thể nhai bình thường

Việc chẩn đoán phát hiện kịp thời có ý nghĩa rất lớn trong cả quá trình điều trị. Các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác.
– Điều trị tận gốc sâu răng: bác sĩ tiến hành loại bỏ phần răng hư hại và tiến hành trám răng đảm bảo chức năng ăn nhai được bình thường. Nếu viêm nhiễm đã vào tới tủy thì cần điều trị tủy trước khi điều trị sâu răng.
– Điều trị áp xe răng, loại bỏ triệt để vi khuẩn không để lan ra các răng khác
– Điều trị áp xe và viêm nha chu: dẫn lưu mủ, sát trùng vết thương. Tùy vào mức độ đau mà bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau phù hợp. Song song với đó, bệnh nhân được hướng dẫn sử dụng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng tốt hơn.
– Điều trị nứt răng, gãy răng: với các bệnh nhân nứt vỡ răng, các bác sĩ tiến hành mài cùi răng, đặt mão sứ. Trường hợp răng nứt vỡ nghiêm trọng có thể phải nhổ bỏ răng và phục hình bằng cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant.

Các cơn đau nhức răng cũng có thể được khắc phục tại nhà bằng các biện pháp đơn giản như:
– Dùng thuốc giảm đau
– Chườm lạnh
– Súc miệng nước muối

Đó chỉ là các biện pháp tạm thời, nếu cơn đau không thuyên giảm thì bạn phải đến gặp bác sĩ sớm. Tuyệt đối không chữa đau răng, sâu răng tại nhà bằng các mẹo dân gian.

5. Phòng ngừa bệnh răng miệng

Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng cũng như tránh các cơn đau răng, hãy chú ý đến các biện pháp:
– Chải răng tối thiểu 2 lần/ngày và lý tưởng nhất là sau các bữa ăn
– Chú ý làm sạch các kẽ răng bằng bàn chải kẽ hoặc tăm nước, chỉ nha khoa
– Kết hợp làm sạch khoang miệng bằng nước súc miệng. Chú ý, kem đánh răng và nước súc miệng của người lớn và trẻ em là khác nhau.
– Chú ý khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần
– Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ
– Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp canxii. Đối tượng cần bổ sung nhiều canxi bảo vệ răng chắc khỏe là: bà bầu, trẻ em
– Hạn chế các thực phẩm nhiều đường gây mòn men răng

Việc xác định nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị cần được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa có chuyên môn và kinh nghiệm. Vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu đau, nhức chân răng, đừng chậm trễ việc đi khám để sớm được điều trị. Hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín như Nha khoa Thu Cúc TCI để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bản thân và gia đình được trọn vẹn hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital