Điều trị bệnh thận cho bé bằng thuốc nam nguy hiểm như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Trường hợp của cháu N.V.T (12 tuổi, Sóc sơn, Hà Nội) sống chung với căn bệnh thận hư từ năm lên 7 tuổi. Khi được các bác sĩ điều trị, cháu bé đáp ứng thuốc rất tốt. Tuy nhiên, bố mẹ cháu nghe người hàng xóm mách mua thuốc nam uống là chữa được bệnh. Trẻ uống thuốc khoảng 1 tuần thì tình trạng phù tăng lên nhanh chóng, con mệt mỏi, phải nhập viện Nhi Trung ương để điều trị. Đây là minh chứng cho sai lầm khi điều trị bệnh thận cho bé bằng thuốc nam mà nhiều phụ huynh đang áp dụng hiện nay.
[CẢNH BÁO] Nguy hiểm khi tự ý điều trị bệnh thận cho bé bằng thuốc nam

Điều trị bệnh thận cho bé bằng thuốc nam – Con gánh hậu quả nặng nề

Còn rất nhiều trẻ nhỏ gặp các vấn đề về thận như suy thận mạn, thận hư, viêm cầu thận,…. Do bệnh cần điều trị thời gian dài, nên nhiều phụ huynh vì quá sốt ruột đã nghe người quen “cầu cứu các cửa” và được mách rằng cho trẻ uống thuốc nam bệnh sẽ nhanh khỏi và đỡ “hại” sức khỏe.

Tâm lý của các bậc phụ huynh là cứ thấy con phải uống thuốc tây là “lo ngay ngáy”, chỉ sợ uống nhiều hại sức khỏe, bé còi cọc, chậm lớn. Vì vậy, rất nhiều phụ huynh đang cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa thận – tiết niệu cũng dừng lại, cho con uống thuốc nam với hi vọng bệnh nhanh khỏi mà đỡ hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên việc tự ý điều trị bệnh cho bé bằng thuốc nam hay thuốc bắc, khiến trẻ mắc bệnh thận dễ dẫn đến suy thận. Thậm chí còn làm tình trạng suy thận tiến triển nhanh và nặng hơn. Nhiều trẻ phải nhập viện lọc máu ngay vì vừa suy thận vừa kèm theo nhiễm trùng mô tế bào, viêm phúc mạc, do phụ huynh sử dụng thuốc nam để điều trị cho con.

Nguy hiểm khi tự ý điều trị bệnh thận cho bé bằng thuốc nam

Sự kém hiểu biết này hay sự chủ quan nghĩ rằng “uống thuốc nam nếu không khỏi bệnh cũng không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe” đã khiến nhiều trẻ nhỏ phải “trả giá” bằng: bệnh nặng, khó chữa, nguy cơ để lại biến chứng nguy hiểm rất cao.

Vì vậy, tuyệt đối các bậc phụ huynh KHÔNG NÊN tự ý điều trị bệnh cho bé bằng thuốc nam. Không riêng gì bệnh về thận, các bệnh lý khác,nếu không được bác sĩ y khoa thăm khám, kiểm tra, làm các xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị theo đúng phác đồ y khoa thì tuyệt đối không được cho bé uống các loại thuốc nam, thuốc bắc nay nước lá nào đó. Khi điều trị, cha mẹ tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ y khoa đã kê cho con. Trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc bác sĩ chuyên khoa đang khám và điều trị cho con để tránh nguy hiểm.

Bên cạnh đó, cũng cần tìm hiểu rõ các thông tin về thuốc, cũng như tình trạng bệnh lý hiện tại của con, để tránh việc dùng thuốc “tùy tiện, linh tinh” khiến bệnh nặng lên, để lại biến chứng nguy hiểm cho con.

Điều trị bệnh thận cho bé ở đâu?

điều trị bệnh thận cho bé bằng thuốc nam

Khi nghi ngờ bé gặp các vấn đề về thận hay con đang mắc các bệnh lý về thận cần thăm khám và điều trị, phụ huynh có thể cho con đến khám tại Chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám, cẩn thận, điều trị theo phác đồ phù hợp và tốt nhất cho con. Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại của Thu Cúc sẽ giúp quá trình chẩn đoán bệnh thận được diễn ra nhanh chóng và chính xác. Nếu cần chỉ định phẫu thuật hay điều trị chuyên sâu các bệnh lý về thận, sẽ có chuyên gia hàng đầu về Thận – Tiết niệu là Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Huy Huyên – Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, phụ trách Ngoại thận – tiết niệu sẽ trực tiếp phẫu thuật và điều trị cho bé.

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Huy Huyên là chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật tiết niệu – nam học tại Việt Nam hiện nay. Bác sĩ Phạm Huy Huyên nổi tiếng là “bàn tay vàng” trong phẫu thuật các bệnh lý về Thận – Tiết niệu. Với hơn 30 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị, bác sĩ đã khám và điều trị thành công cho nhiều ca bệnh khó ở người lớn và trẻ em.

điều trị bệnh thận cho bé

  • Nguyên là Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
  • Ủy viên ban chấp hành hội tiết niệu toàn quốc
  • Phó chủ tịch hội tiết niệu phía Bắc
  • Tổng thư ký hội thận học tiết niệu Hà Nội

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital