Cận thị và viễn thị là các tật khúc xạ về mắt thường gặp ở mọi đối tượng. Hai tật khúc xạ này có khá nhiều điểm tương đồng về nguyên nhân và cách điều trị. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu xem chúng là những điểm nào nhé.
Menu xem nhanh:
1. Cận thị và viễn thị là tật gì?
Cận thị và viễn thị là một trong số những tật khúc xạ của mắt khá phổ biến hiện nay. Chúng gây suy giảm thị lực và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Có thể hiểu đơn giản 2 tật khúc xạ này như sau:
1.1 Cận thị
Cận thị tên thường gọi khác là tật nhìn gần. Mắt người bị cận thị nhìn không rõ do ảnh hội tụ lại ngay phía trước võng mạc. Người cận thị chỉ nhìn gần mới rõ, càng xa càng thấy mờ.
1.2 Viễn thị
Viễn thị tên thường gọi khác là tật nhìn gần. Khi mắt bị tật này, ảnh sẽ hội tụ ở phía sau võng mạc. Đây là lý do khiến họ chỉ nhìn rõ vật ở xa nhưng lại nhìn mờ mờ khi nhìn gần.
Cả cận thị và tật viễn thị đều dùng đơn vị đo độ là Diop. Tuy nhiên, để thể hiện tật viễn thị dùng dấu + phía trước số độ. Ngược lại, dùng dấu – để thể hiện cho tật cận thị.
2. Nguyên nhân gây tật cận thị và viễn thị
Một số nguyên nhân gây nên viễn thị và cận thị được so sánh trong bảng sau đây:
Cận thị | Viễn thị | |
Giống nhau | Đều có yếu tố di truyền từ bố và mẹ. | |
Khác nhau | – Trục nhãn cầu mắt dài hơn bình thường làm cho tia sáng rơi ở điểm phía trước võng mạc. – Ngồi học bài, làm việc, dùng thiết bị điện tử ở khoảng cách gần, tư thế ngồi sai. – Làm việc, học tập trong lúc thiếu sáng. | – Trục nhãn cầu mắt ngắn hơn bình thường làm cho tia sáng rơi ở phía sau võng mạc. – Dễ có bệnh lý về võng mạc hoặc ở mắt có khối u. |
3. Phân biệt triệu chứng và mức độ nguy hiểm của cận thị với viễn thị
3.1 So sánh triệu chứng
Các triệu chứng giống nhau của 2 tật là:
– Dễ bị đau, mỏi mắt, đau nhức đầu, mắt hơi khô.
– Mắt hay căng thẳng, tập trung cao độ để nhìn các vật ở gần/xa.
– Thường phải nheo mắt khi nhìn, nước mắt hay bị chảy.
– Mắt dễ nhạy cảm hơn với ánh sáng của mặt trời.
Một số triệu chứng khác nhau giữa cận và viễn thị là:
– Với cận thị: Không nhìn rõ các vật ở xa (đọc sách, xem TV phải ở khoảng cách gần).
– Với viễn thị: Khi nhìn vật ở gần mờ và hơi đau đầu khi cố gắng nhìn (phải đưa sách ra xa để đọc).
3.2 So sánh mức độ nguy hiểm
Khi tầm nhìn của mắt càng giảm tức độ cận /viễn thị càng cao. Bảng so sánh mức độ nguy hiểm giữa 2 tật của mắt như sau:
Cận thị | Viễn thị | |
Mức độ khi nhẹ | Dưới -3 (Diop) | Dưới +2 (Diop) |
Mức độ khi trung bình | Từ -3 đến -6 (Diop) | Từ +2 đến +5 (Diop) |
Mức độ khi nặng | Trên -6 (Diop) | Trên +5 (Diop) |
Lý giải chi tiết, bạn sẽ thấy:
– Mức độ khi bị nhẹ: Khó khăn trong một số sinh hoạt thường ngày nhưng không quá nguy hiểm cho mắt.
– Mức độ khi bị trung bình: Tầm nhìn mắt giảm, đeo kính thường xuyên hơn, đôi khi trở ngại trong các hoạt động thể thao.
– Mức độ khi bị nặng: Mắt yếu và dễ bị biến chứng dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
4. Tác hại của cận thị và tật viễn thị
Nhiều người nghĩ rằng cận thị và viễn thị chỉ cần đeo kính là giải quyết được. Tuy nhiên, ít người biết viễn thị và cận thị nặng có thể dẫn đến mù lòa.
Dưới đây là những biến chứng thường gặp nhất của tật cận thị:
– Hiện tượng bong võng mạc hoặc rách võng mạc.
– Đục thủy tinh thể của mắt.
– Hiện tượng thoái hóa tại điểm vàng.
– Hiện tượng tăng nhãn áp.
Dưới đây là các biến chứng phổ biến của tật viễn thị:
– Bị nhược thị.
– Bị lác (hay lé mắt).
Từ trên có thể thấy, các biến chứng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của mắt và cuộc sống người bệnh. Nguy hiểm nhất có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn khi không điều trị kịp thời.
5. Cách khắc phục và điều trị 2 tật này
Dù tật cận thị và viễn thị có nhiều điểm khác nhau, nhưng khắc phục và điều trị lại tương tự nhau. Cụ thể như sau:
5.1 Đeo kính gọng hoặc kính áp tròng để khắc phục
Đeo kính là phương pháp đơn giản và được nhiều người lựa chọn nhất. Tùy nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn kính gọng hoặc kính áp tròng. Người bị cận sẽ phải dùng thấu kính phân kỳ (mặt lõm). Người bị tật viễn thị sẽ phải dùng thấu kính hội tụ (mặt lồi).
Kính áp tròng cũng là giải pháp thẩm mỹ dành cho người không muốn đeo kính gọng. Tuy nhiên cần lưu ý cách dùng, thời gian và vệ sinh cẩn thận. Bởi kính áp tròng dễ gây nhiễm trùng mắt và loét giác mạc. Giá một cặp kính áp tròng khoảng 300.000 -1.000.000 đồng/1 cặp.
5.2 Kính áp tròng Ortho-K hỗ trợ giảm cận thị, viễn thị
Một giải pháp khác giúp điều trị cận và viễn thị là dùng kính áp tròng Ortho-K. Người mắc tật khúc xạ này từ nhẹ đến nặng đều có thể dùng kính này. Loại kính Ortho-K dùng được cho cả trẻ em và người lớn. Lưu ý là cần thăm khám và sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Cơ chế hoạt động của kính Ortho-K là ép chỉnh giác mạc xuống thành 0 độ. Người bị tật cận, viễn sẽ đeo khi đi ngủ từ 7-8 tiếng. Kính này rất phù hợp với người trẻ trong độ tuổi dậy thì hoặc người bị độ cận tăng nhanh.
Nhược điểm về giá chính là lý do kính này ít phổ biến. Giá bán kính Ortho-K thường khoảng từ 15.000.000đ – 25.000.000đ/ 1 cặp kính. Tuy nhiên còn chưa bao gồm: hộp đựng, nước mắt nhân tạo, dung dịch ngâm rửa…
5.3 Phẫu thuật khôi phục thị lực
Giải pháp cuối cùng dành cho những người cận và viễn thị nặng đó là phẫu thuật. Đây là giải pháp an toàn và giảm độ cận xuống thấp trong thời gian ngắn. Các phương pháp phẫu thuật dành cho cận thị đều có thể dùng cho viễn thị.
Trên đây là các phương pháp can thiệp phổ thông cho tật khúc xạ cận và viễn thị. Phương pháp tốt dành cho mắt là phương pháp phù hợp nhất. Nên bạn hãy đi thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa mắt để sớm có phương án điều trị.
Hy vọng những thông tin về khái niệm, nguyên nhân, cách điều trị các tật khúc xạ cận thị và viễn thị kể trên hữu ích với bạn. Bất cứ khi nào phát hiện mắt có vấn đề hãy liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được hỗ trợ bạn nhé.