Cận thị là gì? Cách chữa bệnh cận thị an toàn nhất

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Minh Hải

Bác sĩ Chuyên khoa Mắt

Chuyên gia có ước tính, đến năm 2050 có thể 50% dân số Thế giới sẽ mắc cận thị. Thực sự đáng báo động khi tình trạng người mắc cận thị hiện nay ngày một tăng cao. Vậy bạn hiểu cận thị là gì? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay về cận thị là gì qua bài viết dưới đây.

1. Tật cận thị là gì?

Cận thị là gì mà khiến nhiều người mắc phải vậy? Cận thị là một trong số những tật khúc xạ hay gặp nhất ở mắt và không phân biệt độ tuổi. Tuy nhiên cận thị dần trẻ hóa và xuất hiện ở đối tượng học sinh, sinh viên rất nhiều.Với người bị cận thị, hình ảnh ở mắt sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì trên võng mạc như người thường. Chính vì vậy, người bệnh gặp khó khăn khi nhìn các vật ở xa, càng xa nhìn càng mờ và nhòe.

Cận thị là gì?

Cận thị là gì? Đây chính là hình ảnh mắt bạn nhìn thấy khi cận thị

2. Các loại cận thị là gì?

2.1 Cận thị dạng đơn thuần (Simple Myopia)

Dạng đơn thuần này phổ biến nhất trong các loại, hay gặp ở trẻ độ tuổi đi học (từ 10-18 tuổi). Trường hợp này, người bị cận thường có độ cận dưới 6 diop và có thể kèm loạn thị. Dù phổ biến nhưng dạng này không quá nguy hiểm và có thể khắc phục được. Đặc biệt, cận thị dạng đơn thuần sẽ tăng độ trong một khoảng thời gian rồi dừng lại ở một độ nhất định. Nguyên nhân gây bệnh cận thường do mắt làm việc căng thẳng trong khoảng cách gần, nơi làm việc, học tập thiếu sáng.

Bệnh cận thị là gì?

Khám mắt phát hiện tật cận thị tại Thu Cúc TCI

2.2 Cận thị dạng thứ phát (hay gọi Induced Myopia Or Acquired Myopia)

Cận thị dạng thứ phát là do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó có:

– Xơ hóa thủy tinh thể ( hay nuclear sclerosis).

– Từ tác dụng phụ khi tiếp xúc với một số thuốc kê đơn,

– Hoặc từ việc đường huyết tăng cao (bệnh tiểu đường) và một số nguyên nhân khác.

2.3 Cận thị vào ban đêm (Nocturnal Myopia Or Night Myopia)

Cận thị vào ban đêm là tình trạng thị lực suy giảm vào ban đêm hay khi ánh sáng yếu. Tuy nhiên, trái lại ban ngày tầm nhìn của bệnh nhân lại bình thường. Nguyên nhân do đồng tử điều tiết giãn ra để thu được nhiều ánh sáng hơn, dẫn đến ảnh bị biến dạng khi tới mắt.

2.4 Cận thị giả (hay gọi là (Pseudo Myopia)

Tình trạng cận thị giả xảy ra khi mắt bị tăng điều tiết, các cơ mi mắt bị co quắp. Lúc đó, tầm nhìn xa của mắt bị suy giảm tạm thời. Những biểu hiện của cận thị giả cũng tương tự như cận thị thông thường. Tuy nhiên khác biệt là sau một thời gian mắt sẽ hồi phục như trước.

2.5 Cận thị do thoái hóa (Degenerative Myopia Or Pathological Myopia)

Cận thị do thoái hóa là loại nặng nhất, người bị thường cận trên 6 diop. Ngoài ra, họ có thể bị thoái hóa võng mạc thuộc bán phần sau của nhãn cầu. Khi mắc bệnh này, trục nhãn cầu dài ra liên tục làm độ cận tăng lên. Thậm chí khi tình trạng nặng mà không được điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong số đó là: thoái hóa võng mạc, bong võng mạc mắt, glôcôm… gây ảnh hưởng tới mắt và cuốc sống người bệnh.

Thông thường loại cận thị này ít khi gặp và bắt đầu phát triển từ nhỏ. Do đó, bạn hãy thường xuyên quan sát con và đưa con đi khám mắt mỗi năm 1 lần.

3. Những nguyên nhân gây cận thị

3.1 Nguyên nhân từ trực tiếp

Nguyên nhân này đến từ thủy tinh thể phồng quá mức hoặc do yếu tố trục nhãn cầu dài hơn bình thường. Vì vậy mà làm cho ảnh hiện lên trước võng mạc khiến mắt nhìn xa bị mờ. Có thể hiểu rằng đường kính trước sau của nhãn cầu ở người cận thị thường lớn hơn 20mm làm ảnh hội tụ trước võng mạc.

3.2 Nguyên nhân từ gián tiếp

– Yếu tố di truyền: Với gia đình có bố hoặc mẹ bị cận từ 6 diop trở lên thì khả năng trẻ bị cận di truyền khoảng 100%.

– Trẻ sinh non: Đây là một yếu tố khiến trẻ sinh ra dưới 2.5kg có khả năng bị cận thị.

– Lúc học tập và sinh hoạt chưa khoa học: Đây là nguyên nhân thường gặp như:

+ Học hành cường độ cao, môi trường học bài có ánh sáng không đảm bảo.

+ Tư thế lúc ngồi học không phù hợp, đọc sách ở cự ly gần trong khoảng thời gian dài.

+ Thường xuyên xem điện thoại, tivi, chơi điện tử nhiều giờ liên tục với cự ly rất gần.

+ Chế độ ăn uống thiếu chất: Nên bổ sung đủ vitamin A, vitamin C, E, khoáng chất để mắt sáng khỏe hơn.

4. Biến chứng nguy hiểm khi mắc cận thị

Hiểu cận thị là gì bạn sẽ thấy rằng nếu để cận nặng có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như:

4.1 Bệnh lé mắt (lác mắt)

Tình trạng lé mắt là khi mắt hướng về các hướng khác nhau. Khi bạn cận nặng khiến cơ 2 mắt kém linh hoạt dẫn đến đồng tử của mắt không nằm trên phạm vi cân đối.

4.2 Gây nhược thị

Nhược thị là tình trạng thị lực một bên mắt bị giảm sút. Khi thị lực một bên mắt giảm kéo theo thị lực chung của 2 mắt cũng ảnh hưởng nghiêm trọng. Lý do bởi mắt phải điều tiết nhiều khiến võng mạc không nhận được kích thích truyền tải rõ nét dẫn đến não bộ không nhận được toàn hình ảnh. Trẻ dưới 12 tuổi có thể cải thiện nhược thị tốt hơn trẻ trên 12 tuổi.

4.3 Tăng nhãn áp

Tình trạng này đến từ việc áp lực trong mắt tăng khiến dây thần kinh thị giác nối mắt và não bị tổn thương. Biến chứng này vô cùng nguye hiểm và có ảnh hưởng lâu dài, thậm chí mất thị lực.

Tăng nhãn áp tác động đến tầm nhìn ngoại vi, thu hẹp ảnh về trung tâm, dẫn đến mắt từ mờ dần thành không nhìn thấy. Tăng nhãn áp rất khó phát hiện và không có khả năng hồi phục mắt.

4.4 Bong võng mạc mắt

Đây là hiện tượng lớp màng mắt trong cùng, phía sau mắt tách rời so với các lớp còn lại. Biến chứng này nguy hiểm là vậy nên cần điều trị ngay lập tức. Dấu hiệu nhận ra là khi tầm nhìn đột ngột mờ dần, thấy ảnh bóng tối di chuyển quanh tầm nhìn mắt. Đôi khi xuất hiện đột ngột dấu chấm hoặc đường kẻ trong tầm nhìn.

4.5 Đục thủy tinh thể mắt

Khi bị đục thủy tinh thể sẽ thấy vẩn đục trong mắt, ảnh thu được thường như bị vấy bẩn. Tưởng tượng khi bạn nhìn ra ngoài trời thông qua một chiếc cửa kính bị bẩn vậy.

Khi cận thị nặng làm cho nhãn cầu to lên, các thành phần quang học thay đổi và đục thủy tinh thể xảy ra sớm. Bởi lẽ, chỉ người cao tuổi mới dễ bị đục thủy tinh thể nhất. Nhưng cũng không thiếu trường hợp người trẻ bị cận quá nặng dẫn đến đục thủy tinh thể.

5. Cách chữa bị cận thị an toàn nhất

5.1 Đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng

– Đeo kính gọng là giải pháp phổ biến, an toàn và đơn giản nhất. Phổ biến vì đa số người cận nhẹ đến vừa thường chọn giải pháp này. Đeo kính cận giúp ảnh hiện đúng trên võng mạc chỉ với 1 thấu kính. Tuy nhiên nhược điểm của giải pháp này là góc nhìn bị thu hẹp, ảnh bị thu nhỏ và hơi vướng khi đeo.

– Kính áp tròng là giải pháp phổ thông cũng không kém. Khi kính áp tròng có thể khắc phục nhược điểm ảnh bị thu nhỏ và vướng víu khi đeo kính gọng. Kính áp tròng tiện cho người làm các công việc như bác sĩ, diễn viên, ca sĩ,…

Trẻ em bị cận thị đang gia tăng đáng báo động

Tỷ lệ trẻ em bị cận thị đang gia tăng đáng báo động

Ngoài ra, bạn nên kiểm tra giác mạc 3 tháng/ lần, ngưng dùng kính ngay khi giác mạc bất thường. Tránh đeo kính áp trong khi đi tắm, xuống bể bơi,…

5.2 Phẫu thuật khúc xạ

– Phẫu thuật LASIK (hay Laser In-situ Keratomileusis): khá an toàn và chính xác. Dùng laser để khử độ cận thị đối với người bệnh trên 18 tuổi. Phương pháp LASIK khá phổ biến và hiệu quả cao nhất hiện nay.

– Phẫu thuật SBK LASIK: phẫu thuật này tạo vạt giác mạc bằng dao, không dành cho bệnh nhân cận nặng, độ loạn thị cao.

– Phẫu thuật FEMTOSECOND LASIK: dùng lase tạo vạt giác mạc theo chiều cong tự nhiên của nhãn cầu. Tầm nhìn sau phẫu thuật khá sắc nét.

– Phẫu thuật RELEX SMILE: không lật vạt giác mạc. Ưu điểm là sẽ ít gây ra tổn thương hệ thần kinh ở giác mạc và ít tái cận.

– Phẫu thuật PHAKIC: dành cho độ cận thị cao, độ loạn thị lớn, độ dày giác mạc mỏng. Phương pháp này sẽ đặt một thấu kính vào sau của mống mắt, trước thủy tinh thể. Đặc biệt, không can thiệp vào cấu trúc của mắt và hệ mô giác mạc.

Tùy theo tình trạng của mắt và ngân sách bạn có để chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất. Dù vậy, phẫu thuật vẫn đi kèm một số rủi ro như nhiễm trùng, sẹo giác mạc, sai số trực quan….

5.3 Đeo kính Ortho K cho mắt

Phương pháp này sẽ đeo lens chỉnh hình giác mạc vào buổi tối giúp có thị lực bình thường vào ban ngày.
Ortho K dành cho tất cả các đối tượng. Ví dụ như: người tăng độ nhanh, chưa đủ tuổi để phẫu thuật hoặc nghề nghiệp bất tiện khi đeo kính.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu được cận thị là gì và những cách chữa bệnh cận thị an toàn nhất. Nếu bạn thấy mắt có những dấu hiệu bất thường hãy đến Thu Cúc TCI để được tư vấn và phát hiện bệnh kịp thời nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital