Cách phòng tránh hiệu quả khi có biểu hiện cận nhẹ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Cận thị là tật khúc xạ mắt khá phổ biến ở lứa tuổi học sinh, sinh viên gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, học tập và cuộc sống thường ngày. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ đôi mắt bằng cách phát hiện sớm tình trạng cận nhẹ để kịp thời phòng tránh cận tiến triển nặng hơn.

1. Cận nhẹ là gì? Cận bao nhiêu độ là cận nhẹ?

Cận thị là chứng khúc xạ mắt phổ biến nhất trong 3 dạng khúc xạ về mắt (cận, viễn, loạn) hiện nay, xảy ra khi người mắc chỉ nhìn rõ các vật ở gần mà khó quan sát các vật ở khoảng cách xa. Nguyên nhân là do hình ảnh vật mắt quan sát được hội tụ trước võng mạc, khi đó người cận thị quan sát vật ở xa thường mờ, nhòe, muốn nhìn thường phải căng mắt, nheo mắt.

cận nhẹ

Cận nhẹ là tật khúc xạ thường gặp cần được phát hiện sớm

Cận thị được chia làm 3 cấp độ dựa theo chỉ số diop hay còn gọi là độ. Đơn vị diop phản ánh độ cong của thấu kính được dùng để giúp mắt nhìn mọi vật một cách bình thường. Đơn vị Diop càng lớn phản ánh bệnh cận thị càng nặng và độ dày thấu kính càng tăng.

Cận được chia ra như sau:

– Cận thị nhẹ: nhóm có độ cận dưới 3 độ

– Cận thị trung bình: nhóm có độ cận từ 3 đến 6 độ

– Cận thị nặng: nhóm có độ cận trên 6 độ

Như vậy, cận thị nhẹ phản ánh tình trạng mắt có độ cận dưới 3 độ. Cận thị nhẹ có các độ cận phổ biến như 0,25 độ, 0,5 độ, 0,75 độ, 1 độ, 1,5 độ. Đây là giai đoạn mắt mới chớm cận, do đó tình trạng không quá phức tạp nếu được điều trị phòng ngừa sớm giúp duy trì thị lực cho đôi mắt và ngăn độ cận tiến triển nặng.

2. Các biểu hiện của cận nhẹ

Việc quan sát các biểu hiện của cận nhẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người mắc phát hiện sớm tật khúc xạ này và có cách phòng ngừa hiệu quả. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bạn tìm ra hướng xử lý kịp thời, tiết kiệm thời gian và chi phí để điều trị.

cận nhẹ

Người bị cận thị nhẹ có nhiều biểu hiện dễ nhận thấy gây bất tiện cho người mắc

Cận thị nói chung hay cận thị ở mức độ nhẹ nói riêng thường có các biểu hiện sau đây:

– Quan sát các vật ở xa không rõ, mờ nhòe: Đây là lý do vì sao mà chúng ta thường thấy ở những người bị cận thị, họ hay có xu hướng cầm mọi vật để gần mắt giúp việc quan sát dễ dàng hơn. Chúng ta nhận ra hiện tượng này dễ nhất là khi bạn đọc sách, xem tivi hoặc điện thoại ở cự ly gần.

– Hay nheo mắt, nghiêng đầu, cảm giác khó quan sát tập trung 1 vật: Người bị cận thị nhẹ quan sát vật không rõ thường có thói quen nheo mắt để điều chỉnh mắt điều tiết. Và độ cận mỗi bên mắt thường khác nhau. Do đo, người mắc thường có xu hướng nghiêng đầu về mắt nhìn rõ để dễ quan sát hơn.

– Mỏi mắt, chảy nước mắt: Nguyên nhân do mắt phải điều tiết quá mức. Hiện tượng này thường xảy ra ở những người hay làm việc ở cường độ cao, mắt không được nghỉ ngơi hợp lý.

– Gặp khó khăn khi lái xe ban đêm: Cận thị nhẹ khiến người mặc khó quan sát khi lái xe do tầm nhìn xa bị giới hạn, đặc biệt lái vào ban đêm trong điều kiện thiếu ánh sáng. Mọi thứ quan sát thường bị lóa và mờ nhòe, tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Ngoài những biểu hiện trên, người bị cận nhẹ còn có thể gặp các biểu hiện khác như đau đầu, khô mắt, chớp mắt liên tục, chóng mặt khi làm việc với các thiết bị điện tử,…

3. Nguyên nhân gây cận thị nhẹ

– Ngồi sai tư thế, không đảm bảo khoảng cách

– Cường độ làm việc cao khiến mắt không được nghỉ ngơi hợp lý

– Thường xuyên học tập và làm việc lâu trong môi trường thiếu ánh sáng

– Yếu tố di truyền

4. Cách phòng tránh hiệu quả khi có biểu hiện cận nhẹ

Cận thị nhẹ mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu không được phòng tránh sớm có thể gây ra nhiều biến chứng cho mắt. Để hạn chế nguy cơ tiềm ẩn của chứng cận thị, bạn cần áp dụng thường xuyên cách làm dưới đây để phòng ngừa cũng như kiểm soát tình trạng cận thị nhẹ hiệu quả nhất

– Đeo kính đúng độ cận, nếu kính bị sai số độ sẽ gây ra một số cảm giác khó chịu khi đeo lâu dài như nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt và nặng hơn là mắt bị tăng độ cận. Muốn xác định chính xác độ cận của mình, bạn cần đến cơ sở khám mắt uy tín để được kiểm tra chính xác.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đủ dinh dưỡng. Trong đó, tăng cường bổ sung các loại vitamin A và omega 3 cho mắt sáng khỏe. Vitamin A có nhiều trong rau củ, quả có màu đỏ, vàng như cà rốt, bưởi, cam, đu đủ,…Còn omega 3 thường có trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ, nên ăn 2-3 lần 1 tuần, bổ sung omega 3 cũng giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý đục thủy tinh thể, khô mắt.

– Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, học tập, làm việc hợp lý. Hạn chế tiếp xúc các thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại, máy tính trong thời gian dài, đọc sách cũng cần có thời gian nghỉ giữa chừng cho mắt được thư giãn. Tuyệt đối tránh làm việc, học tập trong điều kiện thiếu ánh sáng gây ảnh hưởng không nhỏ tới thị giác. Khoảng thời gian làm việc tối thiểu là 30 phút và tối đa có thể là 90 phút. Còn thời gian nghỉ ngơi cho mắt ngắn nhất là 2 phút và dài nhất là 7 phút, đây là quãng nghỉ vừa đủ để bạn rời khỏi bàn làm việc và có thể massa giúp mắt giảm bớt căng thẳng.

– Thường xuyên thăm khám mắt định kỳ 3-6 tháng/1 lần tại các cơ sở khám mắt tại bệnh viện uy tín để phòng ngừa cận thị và trong trường hợp mắt bị cận nhẹ sẽ được bác sĩ chỉ định tùy mức độ cận mà có nên đeo kính hay không.

cận nhẹ

Thăm khám mắt từ sớm là giải pháp phòng tránh cận thị tiến triển nặng

Hiện nay, Chuyên khoa Mắt – Hệ thống Y tế Thu Cúc đang là địa chỉ thăm khám và phòng tránh hiệu quả khi có dấu hiệu cận nhẹ được nhiều người lựa chọn. Người bệnh sẽ được thăm khám và tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ chuyên gia nhãn khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm, từng điều trị nhiều ca khó. Ngoài ra, hệ thống trang thiết bị máy móc tự động hiện đại, tân tiến bậc nhất tại đây sẽ giúp cho việc thăm khám, chẩn đoán chính xác nhất.

Nếu bạn quan tâm đến các gói khám tại Thu Cúc TCI có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital