Cách phòng ngừa và chữa trị bệnh đau lưng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh đau lưng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở người từ 30-60 tuổi. Bài viết dưới đây đề cập đến các nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chữa trị bệnh đau lưng.

1. Nguyên nhân gây đau lưng

Một số nguyên nhân cơ bản gây đau lưng gồm:

– Đau lưng do xương khớp bị tổn thương: Các tổn thương xương khớp có thể dẫn đến đau lưng là viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, khớp bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống, đĩa đệm bị xô lệch, xoắn vặn vùng giãn đốt sống, gãy xương, loãng xương, hẹp ống cột sống, chứng gù vẹo cột sống, gân và cơ bị rách…

Bệnh đau lưng rất phổ biến

Bệnh đau lưng rất phổ biến

-Đau lưng là triệu chứng của các bệnh khác, như: Ung thư di căn vào xương sống, ung thư tủy sống, khối u, áp –xe cột sống, áp-xe ngoài màng cứng, bệnh thận, loét ống tiêu hóa, phình động mạch…

2. Triệu chứng bệnh đau lưng

Người bệnh có thể bị đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Các triệu chứng của đau lưng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các triệu chứng thường gặp là: Hội chứng đau cơ mạc, điểm đau có tính chất di động, đau ở vùng xương cùng chậu và mào chậu, đau cạnh cột sống lan tỏa ở cả hai bên của cột sống…
Đau lưng cản trở các hoạt động của cơ thể, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Điều trị bệnh đau lưng sớm và triệt để là cách tốt nhất giúp người bệnh lấy lại được một cuộc sống bình thường, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đau lưng cản trở các hoạt động của cơ thể, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.

Đau lưng cản trở các hoạt động của cơ thể, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.

3. Điều trị bệnh đau lưng như thế nào?

Điều trị bệnh đau lưng có thể áp dụng các phương pháp như: Sử dụng vật lý trị liệu, không dùng thuốc;  dùng các thuốc trị đau lưng; châm cứu; phẫu thuật… Tùy thuộc mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.
-Vật lý trị liệu, không dùng thuốc: Vật lý trị liệu giúp bệnh nhân chóng bình phục, khi đã bớt đau nên thực hiện tập vận động nhẹ tại nhà. Tập thể dục nhẹ nhàng cho cơ lưng hoạt động điều hòa nhiều khi đã khỏi bệnh.
-Châm cứu, kỹ thuật thư giãn, kéo giãn cột sống, chạy điện kích thích thần kinh, xoa bóp bấm huyệt… cũng có nhiều hiệu quả trong việc chữa khỏi bệnh đau lưng.
-Thuốc chữa đau lưng bao gồm: Thuốc giảm đau, chống viêm như panadol, aspirin, indomethacin, diclofenac,celebrex… Trường hợp đau nặng, khi dùng các thuốc giảm đau và chống viêm không kết quả, có thể dùng thuốc tiêm chống viêm loại steroid. Lưu ý, phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-Những trường hợp đau lưng nặng như lệch đĩa đệm cấp tính có ảnh hưởng tới thần kinh; dây thần kinh bị chèn ép như đau thần kinh tọa, gai cột sống, gãy đốt sống… cần được điều trị bằng phẫu thuật…

4. Cách phòng ngừa bệnh đau lưng

Để phòng ngừa đau lưng, cần tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người mang xách vật nặng…
Khi có dấu hiệu đau lưng, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa cột sống sớm để được hướng dẫn điều trị đúng đắn.
Làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện thể dục thể thao điều độ để cơ thể có sức đề kháng tốt và dẻo dai chống lại bệnh tật.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital