Theo các chuyên gia Y tế, phụ nữ đang mang bầu nếu mắc phải bệnh đậu mùa khỉ có thể gặp phải nhiều bất lợi và thậm chí là hậu quả cho cả mẹ và con. Vì vậy, mẹ bầu nên trang bị kiến thức về cách ngăn chặn bệnh để đảm bảo 2 mẹ con vượt qua thai kỳ thuận buồm xuôi gió.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh đậu mùa khỉ và phụ nữ mang thai
Đậu mùa khỉ là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus đậu mùa khỉ gây ra. Virus này ban đầu xuất phát từ động vật và có khả năng lây truyền từ động vật sang con người. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền từ người này sang người khác.
– Triệu chứng:
Đậu mùa khỉ có thể gây ra đa dạng triệu chứng. Một số người chỉ gặp những triệu chứng nhẹ, trong khi một số khác có triệu chứng nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc y tế.
Triệu chứng thông thường của đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu cực kỳ, đau lưng, đau cơ, mệt mỏi và sưng hạch. Sau đó, xuất hiện phát ban hoặc kèm theo phát ban và có thể kéo dài từ 2-3 tuần. Nổi ban thường tập trung ở mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, họng, miệng, họng, mắt, vùng bẹn và xung quanh khu vực hậu môn. Đồng thời, bệnh khiến da bị tổn thương phẳng, sau đó biến thành mụn nước và mụn mủ trước khi hình thành vảy, khô và bong tróc, từ đó hình thành một lớp da mới.
– Biến chứng:
Các biến chứng ở bệnh đậu mùa khỉ bao gồm viêm phổi, lú lẫn, nhiễm trùng da thứ phát và các vấn đề về mắt và thậm chí gây tử vong cho người bệnh.
– Đối tượng dễ mắc bệnh:
Những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc biến chứng của đậu mùa khỉ bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Riêng đối với phụ nữ mắc đậu mùa khỉ trong khi mang thai, điều này có thể gây ra các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng như sảy thai, thai lưu, sinh non, mẹ bị xuất huyết,… Bên cạnh đó, virus đậu mùa khỉ có thể truyền từ mẹ sang thai nhi thông qua nhau thai gây nhiễm trùng bẩm sinh cho trẻ hoặc lây truyền từ mẹ sang con thông qua tiếp xúc gần trong quá trình sinh nở và cả sau khi sinh.
2. Đường lây truyền của virus đậu mùa khỉ sang bà bầu
– Virus đậu mùa khỉ có thể được chuyển sang mẹ bầu thông qua tiếp xúc gần với người mắc bệnh và có phản ứng ban đậu mùa khỉ, bao gồm tiếp xúc da với da, mặt với mặt, miệng với miệng hoặc miệng với da, gồm cả quan hệ tình dục và đặc biệt là các biện pháp quan hệ tình dục không an toàn. Thời gian mà người bệnh có thể lây truyền bệnh chưa được xác định, tuy nhiên, người bệnh được coi là có khả năng lây bệnh cho đến khi các tổn thương đã lành hoàn toàn, lớp vảy đã bong ra và da đã hình thành một lớp mới.
– Mẹ bầu có thể lây nhiễm do môi trường sống bị nhiễm virus đậu mùa khỉ. Ví dụ, khi một người mang mầm bệnh đậu mùa khỉ sờ vào quần áo, khăn mặt, ga, gối, các đồ vật, dụng cụ ăn như bát, đĩa, xoong chảo, đồ điện tử hoặc các bề mặt, sau đó những người khác chạm vào các đồ vật này có thể bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, virus cũng có thể lây truyền khi hít phải vảy da hoặc virus từ quần áo, ga gối hoặc khăn mặt. Quá trình này được gọi là lây truyền qua vật trung gian.
– Ngoài ra, vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng người bệnh cũng có nguy cơ làm lây nhiễm bệnh sang mẹ bầu. Khi đó, virus có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với miệng, giọt bắn hô hấp và có thể qua hạt bụi khí trong phạm vi gần.
Thời kỳ lây truyền bệnh ra cộng đồng của những người mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể diễn ra trong khoảng thời gian người bệnh có triệu chứng (thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần). Không chỉ thời gian lây truyền kéo dài mà khả năng lây truyền bệnh cũng cao. Do đó, các mẹ bầu cần nâng cao cảng giác phòng bệnh, đặc biệt trong giai đoạn đã có nhiều ca bệnh bùng phát tại một số tỉnh nước ta như: Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương,…
4. Các biện pháp phòng giúp mẹ bầu ngừa đậu mùa khỉ
Mẹ bầu nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau để bảo vệ sức khỏe bản thân và cả thai nhi trong bụng trước nguy cơ lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ tăng cao:
– Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh: Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần tránh chạm vào hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân và các vật dụng của người bị bệnh như quần áo, ga trải giường, khăn tắm,… Bởi virus đậu mùa khỉ có thể tồn tại trên bề mặt trong một khoảng thời gian dài.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm đậu mùa khỉ: Mẹ bầu nên tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc người đang nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ và tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh của họ.
– Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi: Mẹ bầu nên che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để giảm thiểu việc phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Tốt nhất là sử dụng khăn vải hoặc khăn giấy một lần. Ngoài ra, không nên khạc nhổ bừa bãi ở nơi công cộng.
– Rửa tay thường xuyên: Mẹ bầu nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn tay ngay sau khi ho hoặc hắt hơi.
– Liên hệ với cơ sở y tế: Nếu mẹ bầu có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo các triệu chứng nghi ngờ, cần liên hệ tới các cơ sở y tế để được theo dõi và tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động cách ly bản thân với những người xung quanh và tránh việc quan hệ tình dục trong thời gian này.
– Tránh tiếp xúc với động vật có vú: Nếu mẹ bầu đến các quốc gia đang có dịch bệnh đậu mùa khỉ, cần tránh tiếp xúc với động vật có vú như động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus gây bệnh.
– Đảm bảo an toàn thực phẩm và thực hiện lối sống lành mạnh: Mẹ bầu chỉ nên ăn uống các sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm và thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ cách ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ cho phụ nữ mang thai và các thông tin liên quan. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về căn bệnh này hay gặp các triệu chứng nghi ngờ, liên hệ Thu Cúc TCI ngay để được các bác sĩ chuyên môn hỗ trợ sớm nhất, mẹ nhé!