Cách đọc kết quả xét nghiệm máu

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa
Tìm hiểu cách đọc kết quả xét nghiệm máu là việc rất cần thiết với mọi người. Hầu như ai cũng có lần cần đi làm xét nghiệm máu, tuy nhiên nhiều người còn chưa biết cách đọc kết quả. Bài viết sau đây giúp bạn có kiến thức về việc này.
Nhiều người còn chưa biết cách đọc kết quả xét nghiệm máu.
Nhiều người còn chưa biết cách đọc kết quả xét nghiệm máu.

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cung cấp các chỉ số quan trọng giúp chẩn đoán các bệnh lý cụ thể. Bên cạnh đó các chỉ số xét nghiệm cũng đánh giá tình trạng và triệu chứng bệnh, từ đó có hướng điều trị tốt nhất. Cách đọc kết quả xét nghiệm máu qua các chỉ số như sau.

GLU (GLUCOSE)

Glu là chỉ số đo lượng đường trong máu. Chỉ số Glu bình thường nằm trong khoảng 4,1 mnol/l đến 6,1 mnol/l. Nếu lượng đường trong máu vượt quá giới hạn 6,1 mnol/l,  người được xét nghiệm có nguy cơ đã mắc bệnh tiểu đường. Những bệnh nhân tiểu đường và các đối tượng thuộc diện dễ mắc bệnh hoặc nghi vấn đã mắc bệnh thường cần chú ý đến chỉ số này.

SGOT & SGPT (Men gan)

Các chỉ số này thể hiện khả năng thải độc của gan. Trong đó, chỉ số SGOT bình thường nằm trong khoảng 9,0 – 48,0. Còn chỉ số SGPT bình thường từ 5,0 – 49,0. Nếu các chỉ số trên không nằm trong khoảng này có nghĩa chức năng thải độc của gan đã bị suy giảm.

CHOLESTEROL, TRYGLYCERID, HDL-CHOLES, LDL-CHLES (Nhóm mỡ máu)

Đây là các chỉ số đo lượng mỡ trong máu, cho biết mức độ của các thành phần mỡ máu. Chỉ số bình thường trong giới hạn của các thành phần trên như sau:

– CHOLESTEROL: 3,4 mmol/l -> 5,4 mmol/l

– TRYGLYCERID: 0,4 mmol/l -> 2,3 mmol/l

– HDL-Choles: 0,9 mmol/l -> 2,1 mmol/l

– LDL-Choles: 0,0 mmol/l -> 2,9 mmol/l

Nếu một trong các thành phần trên nằm ngoài mức bình thường, người đó có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp. Thành phần HDL-Choles là loại mỡ tốt, chỉ số này cao sẽ hạn chế gây xơ tắc mạch máu. Ngược lại, nếu chỉ số CHOLESTEROL quá cao kèm theo có cao huyết áp và LDL-Choles cao đồng nghĩa với nguy cơ tai biến mạch máu não, đột quỵ.

Biết cách đọc kết quả xét nghiệm máu là việc rất cần thiết, giúp mọi người hiểu về tình trạng cơ thể mình.
Biết cách đọc kết quả xét nghiệm máu là việc rất cần thiết, giúp mọi người hiểu về tình trạng cơ thể mình.

GGT – Gama globutamin

Là thành phần miễn dịch cho tế bào gan. Nếu chức năng gan tốt, chỉ số GGT đối với nam bình thường sẽ nằm trong khoảng 11 đến 50 UI/L. Đối với nữ giới khoẻ mạnh, chỉ số này dao động từ 7 – 32 UI/L. Nếu chức năng thải độc của gan bị suy giảm, chỉ số GGT sẽ tăng lên, đồng nghĩa với suy giảm sức đề kháng, miễn dịch của tế bào gan. Với người đã nhiễm siêu vi B trong máu, nếu các chỉ số GGT, SGOT và SGPT cùng tăng, người đó cần được dùng thuốc bổ trợ tế bào gan và kiêng hẳn rượu bia.

URE (Ure máu)

Đây chính là thành phần thoái hóa quan trọng của protein được thải qua thận. Chỉ số bình thường của URE nằm trong khoảng: 2.5 mmol/l – 7.5 mmol/l.

BUN (Blood Urea Nitrogen)

BUN (Blood Urea Nitrogen) = ure (mg) x 28/60; đổi đơn vị: mmol/l x 6 = mg/dl. Chỉ số bình thường nằm trong khoảng: 4,6 mg/dl -> 23,3 mg/dl. Bun = mmol/l x 6 x 28/60 = mmol/l x 2,8 (mg/dl). Chỉ số này tăng khi bệnh thận, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường tiểu… Giảm khi ăn ít đạm, bệnh gan nặng, suy kiệt…

CRE (Creatinin)

Đây chính là thành phần đào thải của thoái hóa creatin phosphat ở cơ. Chỉ số bình thường nằm trong khoảng: đối với Nam 62 umol/l -> 120 umol/l và nữ 53 umol/l – 100 umol/l. Chỉ số này tăng hay giảm phụ thuộc vào khối lượng cơ, được lọc qua cầu thận và thải ra nước tiểu, đây cũng là thành phần đạm ổn định không phụ thuộc vào chế độ ăn, có giá trị xác định chức năng cầu thận.

Chỉ số này tăng khi người đó bị: bệnh thận, suy tim, tiểu đường, tăng huyết áp vô căn, nhồi máu cơ tim cấp…Chỉ số giảm trong trường hợp: có thai, sản giật…

Xét nghiệm máu cần thiết trong rất nhiều trường hợp.
Xét nghiệm máu cần thiết trong rất nhiều trường hợp.

URIC (Acid Uric = urat)

Là thành phần chuyển hóa của base purin (Adenin, Guanin) của ADN & ARN, thải chủ yếu qua nước tiểu. Chỉ số bình thường nằm trong khoảng: đối với nam 180 umol/l -> 420 umol/l và nữ 150 umol/l -> 360 umol/l.

Chỉ số này tăng trong trường hợp mắc: bệnh Lesh Nyhan, Von Gierke, bệnh u tủy, bệnh vảy nến…, do bài xuất giảm (bệnh suy thận, dùng thuốc, xơ vữa động mạch…), bệnh Gout.

Chỉ số này giảm trong các trường hợp: bệnh Wilson, thương tổn tế bào gan.

Các chỉ số miễn dịch

Anti-HBs: Kháng thể chống vi rút viêm gan siêu vi B trong máu (ÂM TÍNH <= 12 mUI/ml).

HbsAg: Virus viêm gan siêu vi B trong máu (ÂM TÍNH: không có virus trong máu/ Dương tính: có sự xuất hiện virus viêm gan siêu vi B).

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital