Cách để đau mắt đỏ không lây lan trong gia đình

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Minh Hải

Bác sĩ Chuyên khoa Mắt

Bệnh đau mắt đỏ, là một trong những vấn đề mắt thường gặp nhất, chiếm đến 70% số lượt khám tại các phòng khám mắt ở thời điểm hiện tại khi bệnh đau mắt đỏ đang lây lan trên diện rộng. Tuy không phải là căn bệnh đe dọa tính mạng, nhưng nó gây ra sự bất tiện đáng kể cho những người bị ảnh hưởng. Hơn nữa, tốc độ lây lan của đau mắt đỏ rất nhanh khiến bệnh dễ bùng phát thành dịch. Vậy cách để đau mắt đỏ không lây lan trong gia đình là gì? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu các cách phòng ngừa ngay qua bài viết dưới đây bạn nhé.

1. Tìm hiểu về đau mắt đỏ

Nguyên nhân của đau mắt đỏ thường xuất phát từ viêm nhiễm của màng kết mạc mắt, do virus Adeno, thường là các loại virus như type 8, 19, và 37, gây ra. Bệnh thường xuất hiện đột ngột, dễ lây lan trong cộng đồng và có khả năng tạo nên các đợt dịch. Hiện nay, vẫn chưa có loại vaccine đặc hiệu để phòng tránh bệnh này và cũng không có thuốc điều trị cụ thể. Điều đáng lưu ý là người mắc đau mắt đỏ có thể bị tái nhiễm bệnh sau vài tháng sau khi họ đã khỏi bệnh lần đầu.

Tìm hiểu về đau mắt đỏ

Nhiều trẻ được ba mẹ đưa đến Thu Cúc khám vì nghi ngờ đau mắt đỏ (minh họa).

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi và miệng của người bệnh. Hiện nay, số lượng trường hợp đau mắt đỏ đang gia tăng nhanh chóng nhất tại các thành phố lớn. Đặc biệt ở những người sức khỏe yếu, người cao tuổi và trẻ em, có nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

2. Làm sao để bạn nhận biết ra bệnh đỏ mắt

Có thể nhận thấy rằng, dấu hiệu của đau mắt đỏ có thể biến đổi tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên về tổng quan, có hai triệu chứng chính thường xuất hiện:

– Mắt trở nên đỏ do sự cường tụ của mạch máu ở lớp nông của kết mạc. Thường thấy sự đỏ này tập trung ở phần kết mạc mi và dần nhạt đi khi tiến về phần kết mạc nhãn cầu, được gọi là cường tụ ngoại vi.

– Sự xuất hiện của ghèn, một tình trạng gây ra bởi sự tạo thành các cục nhầy kèm theo vi khuẩn và các tế bào biểu mô đã bị bong ra và tập trung. Ghèn thường tụ lại thành các khối, bám chặt vào lông mi hoặc tạo thành cục đọng ở hai góc mắt.

– Ngoài những triệu chứng chính này, còn có thể xuất hiện rát ngứa ở mắt, cảm giác nóng rát, hoặc cảm giác như có một thứ gì đó lạ trong mắt. Một số trường hợp có thể gặp tình trạng sợ ánh sáng hoặc chảy nước mắt. Đáng chú ý, với viêm kết mạc đơn thuần, thị lực thường không bị ảnh hưởng.

Triệu chứng gây ra bệnh đỏ mắt đối với từng loại tác nhân gây bệnh cụ thể như sau:

2.1 Đau mắt đỏ do vi khuẩn

– Ghèn thường xuất hiện dưới dạng màu trắng hoặc vàng và có thể dính vào hai mi mắt sau khi thức dậy buổi sáng.

– Cảm giác mắt cộm do sưng, mắt bị phù.

Làm sao để bạn nhận biết ra bệnh đỏ mắt

Mắt trẻ bị đỏ và chảy nước mắt liên tục khi bị viêm kết mạc (minh họa).

– Thường không có sự sưng hạch ở vùng trước tai (ngoại trừ trường hợp lậu cầu).

– Trong trường hợp do tác nhân lậu cầu, người bệnh thường có ghèn mủ nhiều và phù sưng nhiều. Đồng thời người bệnh bị sưng hạch ở vùng trước tai và có thể dẫn đến loét giác mạc.

2.2 Đau mắt đỏ do virus

– Mắt thường trở nên đỏ và có sự xuất hiện của ghèn dạng dây.

– Cảm giác mắt ngứa và có sự cảm giác như có dị vật bên trong.

– Có thể liên quan đến việc bị viêm đường hô hấp trên hoặc tiếp xúc với người mắc đau mắt đỏ trong thời gian gần đây.

– Sưng đau ở vùng hạch trước tai.

2.3 Đau mắt đỏ do dị ứng

– Thường đi kèm với triệu chứng ngứa và có thể gây nổi mẩn da quanh mắt.

– Mắt thường chảy nước mắt.

– Có sự phù nề xung quanh mi mắt, và màu sắc xung quanh mắt có thể thay đổi.

– Không có sự sưng hạch ở vùng trước tai.

– Thường xảy ra ở những người có tiền sử về dị ứng.

– Triệu chứng có thể tái phát hoặc kéo dài trong thời gian dài.

3. Cách để đau mắt đỏ không lây lan trong gia đình

Một số cách để đau mắt đỏ không lây lan trong gia đình bao gồm:

Cách để đau mắt đỏ không lây lan trong gia đình

Khi tiếp xúc với con bị đau mắt đỏ, mẹ cần đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc.

3.1 Hạn chế đưa tay chạm lên mắt đỏ

Hạn chế chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay khi nghi ngờ bản thân đau mắt đỏ. Hãy thường xuyên rửa tay cẩn thận bằng xà phòng và sử dụng dung dịch sát khuẩn tay.

3.2 Đeo khẩu trang và tránh dùng chung đồ

Khi tiếp xúc với người mắc bệnh đau mắt đỏ hãy đeo khẩu trang. Bên cạnh đó, đeo khẩu trang nếu bạn có các triệu chứng như ho hoặc hắt hơi trong nhà. Đặc biệt là khi bạn phải sử dụng các vật dụng cá nhân như đồ ăn, đồ uống, bát đĩa, chăn, hoặc gối ngủ. Điều này giúp giảm nguy cơ lây truyền bệnh cho người thân trong nhà.

3.3 Vứt bông băng sau khi vệ sinh mắt cẩn thận

Nếu bạn có triệu chứng như mắt chảy nước, sưng, hoặc có gỉ mắt, hãy sử dụng khăn giấy hoặc bông gạc y tế để vệ sinh. Sau đó, hãy bỏ nó vào thùng rác đậy kín nắp để ngăn bệnh lây lan trong gia đình.

3.4 Không sử dụng kính áp tròng mềm lúc mắt đỏ

Không nên sử dụng kính áp tròng khi bạn mắc bệnh viêm kết mạc. Đương nhiên tránh cả việc dùng chung kính áp tròng mềm.

3.5 Vệ sinh không gian nhà và cho trẻ nghỉ học khi bị bệnh

Thực hiện vệ sinh các bề mặt như bàn, ghế, và không gian sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn. Trường hợp trẻ em bị đau mắt đỏ, họ nên nghỉ học và được chăm sóc tại nhà để ngăn lây truyền bệnh trong môi trường học đường.

Khi bạn bắt đầu có bất kỳ triệu chứng nào như mắt đỏ, chảy nước mắt hãy đến các cơ sở y tế sớm. Tại đây các bạn sẽ được các bác sĩ mắt khám và tư vấn cách chữa trị. Điều này sẽ giúp bạn nhận được điều trị và quản lý tình trạng bệnh hiệu quả và kịp thời.

4. Những biến chứng của đau mắt đỏ bạn cần tìm hiểu

Bệnh viêm kết mạc thường được xem là một bệnh lý tương đối nhẹ, ít biến chứng. Tuy nhiên, nếu điều trị và chăm sóc không đúng cách, có thể suy giảm thị lực. Ngoài ra, đau mắt đỏ cũng có thể dẫn đến các biến chứng khác khi nó kéo dài. Đối với cả trẻ em và người lớn, bệnh có thể gây ra viêm kết mạc, loét giác mạc và thậm chí có thể dẫn đến tình trạng mù lòa.

Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào như mắt đỏ, đau, nhức, hoặc cảm giác cộm trong mắt, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa Mắt khám ngay. Từ đó, bác sĩ sẽ lập tức có chẩn đoán sớm và các biện pháp hạn chế lây bệnh.

Hy vọng những thông tin về cách để đau mắt đỏ không lây lan trong gia đình hữu ích cho bạn đọc. Thay vì điều trị đau mắt đỏ thì việc phòng ngừa bệnh cho cả gia đình vẫn tốt hơn và cần được ưu tiên hơn. Mọi thắc mắc liên quan vấn đề này sẽ được giải đáp khi bạn đến khám tại Thu Cúc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital