Cách chữa nghén cho phụ nữ mang thai

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Nghén là hiện tượng phổ biến khi mang thai với các triệu chứng như: mệt mỏi, buồn nôn, nôn,…Những triệu chứng này thường xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Dù hiện tượng này là bình thường nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, tinh thần của các mẹ. Vì thế, bài viết sẽ cung cấp cách chữa nghén cho phụ nữ mang thai.

1. Vì sao phụ nữ mang thai bị nghén?

Hiện nay vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị nghén nhưng phần lớn các giả thuyết đều cho đó là do sự biến động của nội tiết tố hCG trong cơ thể phụ nữ khi mang thai.

1.1. Hormone nội tiết hCG

Hormone nội tiết hCG gia tăng ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến chứng buồn nôn, nôn ói nghiêm trọng.

1.2. Khứu giác nhạy cảm

Khứu giác của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, nhất là với mùi lạ như: nước hoa, mùi thức ăn, xăng dầu…Đã có nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa khứu giác với hormone estrogen tình dục ở nữ giới.  Do đó, khi mang thai lượng hormone estrogen tăng lên khiến khứu giác cũng biến đổi theo.

1.3. Thay đổi trong hệ tiêu hóa

Ngoài ra, những thay đổi trong hệ tiêu hóa của mẹ bầu có thể làm trầm trọng hơn tình trạng ốm nghén.

Cách chữa nghén cho phụ nữ mang thai

Nghén là hiện tượng bình thường ở phụ nữ mang thai

2. Cách chữa ốm nghén nhanh nhất

Có khá nhiều mẹo chữa nghén cho bà bầu tuy nhiên mẹ phải thực hiện đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất nhé.

2.1. Uống nước

Đây là phương pháp khá đơn giản, an toàn nhưng mang lại hiệu quả cao khi mẹ có dấu hiệu nôn ói. Mẹ nên uống nhiều nước và chia nhỏ làm nhiều lần trong ngày để giảm thiểu việc buồn nôn và khó chịu. Khi uống nước, mẹ chỉ nên uống ngụm nhỏ thay vì uống nhiều vào cùng một lúc. Ngoài ra, uống nước còn có rất nhiều lợi ích cho mẹ và bé.

2.2. Nhai gừng tươi hoặc uống trà gừng

Gừng được xem như là nguyên liệu chữa nghén nặng khi mang thai hiệu quả vì nó giúp giảm tiết axit trong dạ dày. Hơn nữa, mùi vị của gừng khá nồng có thể lấn át được những mùi khó chịu khác. Mẹ có thể dùng gừng để chữa nghén bằng các cách như: nhai một vài lát gừng mỏng rồi nuốt chửng (uống thêm nước); xay nhuyễn gừng rồi lấy nước, pha 5 giọt nước gừng đó vào nước, cho thêm mật ong và uống vào mỗi sáng; uống trà gừng; ăn kẹo gừng khi thấy có dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn.

2.3. Uống trà bạc hà hoặc ngửi tinh dầu bạc hà

Tương tự như chanh, mẹ bầu có thể uống trà bạc hà hoặc ngửi tinh dầu bạc hà khi có dấu hiệu buồn nôn hay nôn.

Mẹ bị nghén có thể uống trà bạc hà để cảm thấy dễ chịu hơn

Mẹ bị nghén có thể uống trà bạc hà để cảm thấy dễ chịu hơn

2.4. Uống nước chanh, ngửi tinh dầu chanh hoặc vỏ chanh

Chanh cũng có tác dụng trị chứng buồn nôn cho bà bầu bằng cách át đi những mùi khó chịu khác. Không những thế, vitamin C có trong chanh cũng rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Mẹ có thể sử dụng chanh bằng những cách sau: uống nước chanh mật ong; đổ tinh dầu chanh vào khăn và ghé sát mũi hít thật sâu khi có cảm giác buồn nôn; ngửi vỏ chanh;..

2.5. Uống vitamin B6

Vitamin B6 có nhiều trong gạo nâu, chuối, bơ, ngô, các loại hạt…có tác dụng cân bằng hệ tiêu hóa nên chữa nghén cho bà bầu rất hiệu quả. Hơn nữa, loại vitamin này cũng không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi uống bất cứ loại vitamin nào

2.6. Ăn vặt

Ăn vặt không tốt cho sức khỏe nhưng mẹ cũng có thể chuẩn bị một chút đồ ăn như: bánh quy, một vài loại trái cây để ăn khi có nhu cầu. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng cách này nhé.

2.7. Tập thể dục nhẹ nhàng

Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe cho mẹ và cũng giúp tinh thần mẹ thoải mái hơn. Do đó, mẹ nên đi bộ hay tập yoga cho bà bầu để giảm bớt cảm giác nghén. Hơn nữa, việc đi bộ cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, phòng tránh các vấn đề về nôn ói.

Ngửi vỏ chanh giúp giảm cảm giác buồn nôn

Ngửi vỏ chanh giúp giảm cảm giác buồn nôn

3. Một số lưu ý trong cách chữa nghén cho mẹ bầu

Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý những điều sau để chữa nghén khi mang thai:

Tránh ăn no vì dễ khiến dạ dày căng tức, khó chịu, dễ bị buồn nôn. Thay vào đó, hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và chỉ ăn vừa đủ

Tuyệt đối không được để cơ thể đói

Hạn chế ăn các đồ béo và chiên rán có nhiều dầu mỡ vì chúng thường khó tiêu hóa và gây ra buồn nôn.

Hãy cố gắng đi ngủ sớm và dậy sớm hơn vào buổi sáng và đi lại, vận động nhẹ nhàng.

Tránh nằm ngay sau khi ăn. Nên chờ ít nhất khoảng 30 phút mới được nằm

Mẹ bầu nên ngủ sớm và thức dậy sớm vào buổi sáng

Mẹ bầu nên ngủ sớm và thức dậy sớm vào buổi sáng

Trên đây là những cách chữa nghén cho phụ nữ mang thai mà mẹ bầu nên tham khảo. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng tất cả những cách trên mà hiện tượng nghén vẫn kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần thì mẹ nên đi khám bác sĩ để có những chỉ định phù hợp. Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh!

Xem thêm

>> Ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy?

> Nghén ngủ khi mang thai có tốt không?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital