Cách chữa ê buốt răng theo đúng nguyên nhân bệnh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Ê buốt răng khiến cho việc ăn uống không thấy ngon miệng và người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vậy tình trạng này có thể xử lý như thế nào?

1. Ê buốt răng là tình trạng gì?

Đây là tình trạng xảy ra khi ngà răng bị lộ ra do men răng bị mòn, từ đó ngà răng sẽ tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân và gây nên tình trạng ê buốt và khó chịu. Bị ê buốt không quá nghiêm trọng nhưng đó có thể là biểu hiện của bệnh đau răng, viêm nướu, viêm nha chu…

Khi ngà răng lộ ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích thì ngà răng lộ ra

Khi ngà răng lộ ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích thì ngà răng lộ ra

2. Nguyên nhân gây tình trạng ê buốt răng

2.1 Đánh răng sai cách

Nếu người bệnh dùng bàn chải quá cứng, có chất liệu không phù hợp hay chải răng quá mạnh hay quá kỹ, sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao thì sẽ làm cho lớp men răng bị mất đi và hiện tượng ê buốt xảy ra.

2.2 Tụt nướu

Do nhiều tác nhân khác nhau khiến cho nướu bị tụt xuống, acid trong nước bọt và thực phẩm chuyển hóa sẽ khiến cho chân răng bị mòn, kích thích hệ thống dây thần kinh bên trong ngà răng và khiến cho người bệnh có cảm giác ê buốt.

2.3 Chế độ ăn uống

Nếu bạn có thói quen sử dụng đồ ăn, đồ uống quá nóng, quá lạnh hay chứa nhiều axit (cam, quýt, dưa chua…) thì cần sớm loại bỏ vì đây là một trong những tác nhân gây hại cho men răng và ngà răng.

2.4 Có các bệnh lý về răng

Nếu người bệnh có một số bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu…thì khả năng bị ê buốt cao vì lúc này răng bị tổn thương, ngà răng lộ ra và bị tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích.

2.5 Có thói quen xấu

Nếu người bệnh có những thói quen như nhai đá, nghiến răng khi ngủ…thì có nguy cơ sẽ bị ê buốt. Để đối phó với tình trạng này, bạn nên loại bỏ dần thói quen hoặc đeo máng bảo vệ răng khi ngủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2.6 Tổn thương răng

Nếu bị sứt mẻ răng do chấn thương thì không chỉ gây ê buốt mà vi khuẩn cũng nhanh chóng xâm nhập vào khoang miệng, trú ngụ tại vị trí vết sứt mẻ và gây nên các bệnh lý răng miệng.

Sứt mẻ răng sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào gây ê buốt và các bệnh lý răng miệng khác

Sứt mẻ răng sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào gây ê buốt và các bệnh lý răng miệng khác

2.7 Sau khi thực hiện thủ thuật nha khoa

Sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa như cạo vôi, làm láng chân răng, bọc mão răng giả hay các phương pháp phục hình khác, bạn sẽ có cảm giác ê buốt. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ mất sau khoảng 4 – 6 tuần. Sau khi thực hiện thẩm mỹ răng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc răng đúng cách.

3. Hậu quả của tình trạng ê buốt răng

– Không cảm thấy ngon miệng khi ăn uống, do đó có nguy cơ gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ.

– Có thể không có giấc ngủ ngon và sâu do khi răng chạm nhau vào nhau, nghiến răng… sẽ sinh ra cảm giác ê buốt.

– Cơ thể suy nhược và sức khỏe tổng quát bị ảnh hưởng.

– Nếu ê buốt đi cùng với nướu sưng đỏ, hơi thở có mùi thì sẽ khiến cho người bệnh bị tự ti.

4. Điều trị ê buốt răng bằng cách nào?

4.1 Sử dụng kem đánh răng phù hợp

Bạn nên tham khảo ý kiến từ nha sĩ để chọn được loại kem đánh răng phù hợp, ngăn chặn được sự truyền cảm giác từ bề mặt răng đến dây thần kinh.

4.2 Dùng gel chống ê buốt

Nếu đã sử dụng kem đánh răng nhưng không giảm được sự khó chịu, bạn có thể đến các phòng khám nha khoa uy tín để thực hiện phương pháp điều trị bằng cách bôi gel fluor hoặc gel chống ê buốt.

4.3 Ghép nướu

Nếu sau khi thăm khám và nhận định được tình trạng tụt nướu của bệnh nhân, nha sĩ sẽ chỉ định ghép nướu để có thể bảo vệ được chân răng và giảm tình trạng được ê buốt.

4.4 Lấy tủy răng

Trường hợp tình trạng ê buốt quá mức và dai dẳng, đã áp dụng các biện pháp không hiệu quả thì nha sĩ sẽ chỉ định điều trị nội nha (lấy tủy răng) để loại bỏ được tình trạng ê buốt.

4.5 Hàn răng hay bọc răng sứ

Trường hợp men răng bị mòn thì trám răng hoặc bọc răng sứ sẽ là biện pháp giúp bảo vệ răng hiệu quả, giúp bảo tồn răng thật bên trong tránh được các tác động của bệnh lý khác.

4.6 Biện pháp khác

Tùy vào nguyên nhân gây nên tình trạng ê buốt, bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp để chấm dứt tình trạng này như bọc mão toàn phần hoặc bán phần, bôi keo lên vùng răng sâu….

Điều trị ê buốt răng

Để biết chính xác phương pháp điều trị ê buốt phù hợp, bạn nên đến thăm khám ở các cơ sở nha khoa uy tín

Mong rằng, bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về hiện tượng “ê buốt răng”. Nếu có bất kỳ câu hỏi gì về tình trạng này, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của nha sĩ tại các cơ sở nha khoa uy tín nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital