Đau răng là một trong hiện tượng thường gặp nhất trong quá trình mang thai với tỷ lệ chiếm đến hơn 70%. Những cơn đau nhức khó chịu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mẹ. Do đó, cách chữa đau răng khi mang thai vừa hiệu quả vừa an toàn luôn được mẹ tìm kiếm.
Menu xem nhanh:
1. Những phương pháp tự nhiên giảm đau răng ở mẹ bầu
1.1 Sử dụng lá lốt giảm đau răng trong khi mang thai
Đây là một trong những bài thuốc dân gian khá phổ biến. Trong lá lốt có chứa nhiều alcaloid và tinh dầu (chủ yếu là beta-caryophylen), rễ cây có chứa tinh dầu với thành phần chính là benzyl axetat. Cả 3 chất này đều có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm sưng và tiêu viêm hiệu quả.
Cách dùng lá lốt để chữa đau răng cho mẹ bầu thường làm theo 2 cách phổ biến sau:
– Lá lốt: đun hoặc giã nhuyễn cùng với một lít nước và muối.Sau đó lấy nước cốt dùng để súc miệng nhiều lần trong ngày, tình hình được cải thiện sau 2-3 ngày.
– Rễ cây lá lốt: rửa sạch khoảng 20g rễ cây rồi đem giã nát với một ít muối hột, ép lấy nước. Các mẹ nên dùng tăm bông hay bông gòn sạch thấm vào dung dịch rồi đắp trực tiếp lên chỗ răng đau. Ngậm bông trong miệng khoảng 2-3 phút rồi súc miệng lại bằng nước muối ấm. Thực hiện đề đặn mỗi ngày 3-4 lần trong 2 ngày liên tiếp sẽ giảm tình trạng đau răng rõ rệt.
1.2 Dùng tỏi là cách chữa đau răng khi mang thai phổ biến
Tỏi không chỉ là nguyên liệu phổ biến trong bất cứ căn bếp nào mà tỏi còn được sử dụng như vị thuốc chữa đau răng hiệu quả, an toàn dành cho bà bầu. Tỏi chứa allicin – chất có tính kháng sinh tấn công lại các vi khuẩn gây ra nhiễm trùng răng, đồng thời có khả năng làm dịu nhanh các cơn đau. Mẹ bầu có thể nhai trực tiếp hoặc nghiền một tép tỏi rồi đắp vào vị trí chiếc răng đau sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau 2-3 lần thực hiện.
1.3 Tinh dầu đinh hương giúp giảm sưng đau
Tinh dầu đinh hương cũng là một trong nguyên liệu phổ biến trị cơn đau nhức răng mà lại không có mùi khó chịu như tỏi. Mẹ bầu chỉ cần nhai trực tiếp một ít đinh hương hoặc bôi tinh dầu lên chiếc răng đau và khu vực nướu lân cận. Đinh hương có tác dụng làm giảm sự đau nhức nhanh chóng và khử trùng, sát trùng rất hiệu quả.
1.4 Lá ổi non là cách chữa đau răng khi mang thai
Lá ổi non được nhiều người sử dụng để chữa đau răng. Cách dùng nguyên liệu rất đơn giản khi chỉ cần rửa sạch và nhai trực tiếp khoảng 5-10 phút sẽ có thể tạm biệt những triệu chứng đau răng khó chịu. Ngoài ra, nhiều mẹ bầu còn đun lá ổi với nước và muối, sử dụng như nước súc miệng hàng ngày để giảm đau nhức quay trở lại.
1.5 Bạc hà giảm đau răng
Thành phần chủ yếu của bạc hà là menthol, có khả năng tạo cảm giác mát lạnh, đồng thời ức chế hoạt động của vi khuẩn, giảm thiểu các cơn đau rõ rệt. Không những thế, bạc hà còn có khả năng sát trùng hiệu quả… Mẹ có thể đun sôi một vài lá bạc hà lấy nước cốt dùng để súc miệng 2 lần/ngày để trị cơn nhức răng.
1.6 Trị đau nhức răng bằng gừng
Giống như tỏi, gừng là gia vị nấu ăn phổ biến và là bài thuốc dân gian chữa nhiều bệnh trong đó có đau răng. Cách nhanh nhất mẹ bầu có thể áp dụng là xay nhuyễn gừng tươi và đắp vào khu vực nướu, răng bị tổn thương. Hoặc cách khác là có thể sử dụng nước ép gừng thoa lên răng bị đau. Với đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm nổi trội, gừng sẽ giúp các mẹ bầu nhanh chóng làm lành các chỗ viêm nhiễm liên quan đến răng.
1.7 Súc miệng nước muối
Mẹ có thể pha nước muối để súc miệng hàng ngày vừa giảm cơn nhức răng vừa sạch khoang miệng. Nồng độ nước muối được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai là 1 tách nước ấm và 1 muỗng cà phê muối. Súc miệng bằng nước muối là cách nhanh chóng để khử khuẩn tốt, loại bỏ những mảnh vụn thức ăn bị mắc trong các kẽ răng – một trong những tác nhân làm vi khuẩn sinh sôi, gây ra đau nhức răng. Mỗi ngày các mẹ có thể súc miệng 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 30 giây.
2. Phương pháp nha khoa chữa đau răng khi mang thai
Những mẹo giảm đau tại nhà ở trên chỉ mang tính tạm thời và có thể không hiệu quả tuyệt đối hoặc gây nguy hiểm nếu mẹ bầu dị ứng với một trong những thành phần kể trên. Vì vậy cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Một số trường hợp mẹ bầu có thể không cần điều trị nha khoa cho đến khi sinh, nhưng có những người cần được can thiệp để tránh các biến chứng nặng hơn.
– Chụp X-quang để xác định mức độ hư hỏng của răng. Bác sĩ sẽ cung cấp các dụng cụ hỗ trợ cần thiết để bảo vệ thai nhi khỏi tác động của tia x-quang.
– Hàn trám răng: thực hiện với mẹ bầu bị đau nhức răng do sâu răng. Bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch chỗ vết sâu, sau đó thực hiện hàn trám để trám bít chỗ sâu răng.
– Lấy vôi răng, làm sạch khoang miệng: thường dành cho những trường hợp mẹ bầu bị đau răng do viêm nướu. Bác sĩ lấy sạch cao răng, xử lý bề mặt gốc răng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.
– Thuốc giảm đau: cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì có những loại thuốc trị đau răng không dành cho phụ nữ có thai, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh thai nhi. Mẹ bầu sẽ cần điều trị kháng sinh nếu trong trường hợp bị nhiễm trùng nướu hoặc răng.
Như vậy, có rất nhiều cách chữa đau răng cho mẹ bầu. Các mẹ có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân để khắc phục tình trạng này. Nếu đau nhức răng xảy ra liên tục từ 3-4 ngày mà không cải thiện thì cần đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám ngay và xử lý kịp thời, tránh hệ luỵ xấu xảy ra.