Bệnh thiếu máu cơ tim hay còn gọi là bệnh mạch vành là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Thiếu máu cơ tim có thể gây nhiều biến chứng, đôi khi là những biến chứng rất nặng nề nếu bệnh không được chữa trị. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến cách chữa bệnh thiếu máu cơ tim…
Triệu chứng thường gặp nhất của thiếu máu cơ tim là đau thắt ngực (lưu ý, không phải tất cả các trường hợp đau ngực đều do thiếu máu cơ tim). Đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim bệnh nhân sẽ đau ở vùng giữa ngực sau xương ức, lan lên hàm, vai và cánh tay trái. Khi bị đau, người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, vã mồ hôi, có cảm giác buồn nôn…
Theo các bác sĩ, cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ timthường xuất hiện khi gắng sức hoặc khi người bệnh ở trong trạng thái xúc động. Thời gian đau thường kéo dài khoảng 5-10 phút. Nếu cơn đau kéo dài hơn 20 phút, người bệnh có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim rất cao, người bệnh có thể tàn phế hoặc tử vong.
Menu xem nhanh:
1. Cách chữa bệnh thiếu máu cơ tim
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh thiếu máu cơ tim khác nhau, một trong những phương pháp thường áp dụng là điều trị nội khoa. Theo đó, Betaloc là một trong những loại thuốc có tác dụng tốt trong điều trị thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi dùng các thuốc nhóm ức chế beta không nên dừng thuốc đột ngột, vì có thể làm xuất hiện lại các triệu chứng bệnh thiếu máu cơ tim nặng hơn thậm chí là có thể dẫn đến đột tử.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán và chữa trị bệnh thiếu máu cơ tim như: Làm nghiệm pháp gắng sức, làm xạ hình tưới máu cơ tim, chụp động mạch vành… Sau khi đã xác định được thương tổn động mạch vành, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị can thiệp phù hợp nhất cho bệnh nhân. Điều này cũng có nghĩa, người bệnh cần đi khám tại các bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thắm khám, chẩn đoán bệnh và tiến hành điều trị.
Ngoài việc điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân thiếu máu cơ tim cần một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý; tăng cường nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc và stress.
Cụ thể: Một chế độ ăn thích hợp, ít mỡ, ít đường, giảm muối, nhiều rau xanh, tăng cường chất xơ, bổ sung vitamin, tránh dùng các chất kích thích (cà phê, thuốc lá, rượu, bia…). Bên cạnh đó, người bệnh thiếu máu cơ tim cũng nên tăng cường các hoạt động thể lực phù hợp. Nghỉ ngơi, giải trí khoa học để tránh căng thẳng stress…
2. Lựa chọn địa chỉ khám tim mạch uy tín, chất lượng
Chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim đòi hỏi phải tiến hành làm nhiều kiểm tra khác nhau, như: Đo điện tâm đồ, làm nghiệm pháp gắng sức, xạ hình tưới máu cơ tim, chụp mạch vành… Do đó, người bệnh cần tìm đến bệnh viện đặc biệt là những chuyên khoa tim mạch uy tín để làm.
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.