Các xét nghiệm khi mang thai phổ biến nhất mẹ bầu cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Bác sĩ có thể đề nghị các mẹ bầu thực hiện những xét nghiệm này trong suốt thai kỳ để cung cấp thông tin về sức khỏe của bé, giúp mẹ tối ưu hóa việc chăm sóc cho thai nhi.Các xét nghiệm khi mang thai phổ biến nhất mẹ bầu cần biết

1. Các xét nghiệm khi mang thai phổ biến

Xét nghiệm di truyền có thể giúp chẩn đoán khả năng mắc các rối loạn di truyền nhất định trước khi sinh.

Khám xét nghiệm ở tam cá nguyệt đầu tiên bao gồm siêu âm và xét nghiệm máu của mẹ. Quá trình sàng lọc này giúp xác định nguy cơ thai nhi bị những dị tật bẩm sinh nhất định.

Xét nghiệm tiền sản ở tam cá nguyệt thứ hai bao gồm một vài xét nghiệm máu gọi là sàng lọc đa chất chỉ điểm. Những xét nghiệm này cung cấp thông tin về nguy cơ em bé bị một số bệnh di truyền hoặc khuyết tật bẩm sinh.

Mẹ cũng có thể được siêu âm tại các thời điểm khác nhau trong thai kỳ để kiểm tra sự phát triển của thai nhi, ước tính ngày dự sinh và phát hiện xem bé có bất thường về cấu trúc nào hay không.

Các xét nghiệm bổ sung trong thai kỳ có thể bao gồm: chọc ối, sinh thiết gai nhau (CVS), đo mornitor, kiểm tra glucose và xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS).

Các xét nghiệm khi mang thai phổ biến nhất mẹ bầu cần biết

Các xét nghiệm khi mang thai phổ biến nhất mẹ bầu cần biết

2. Các xét nghiệm sàng lọc di truyền

Nhiều bất thường về di truyền học có thể được chẩn đoán trước sinh. Nếu mẹ hoặc bố có tiền sử gia đình mắc các bệnh di truyền thì bác sĩ sẽ đề nghị mẹ thực hiện những xét nghiệm này. Ngoài ra, nếu thai nhi hoặc em bé bị dị tật về di truyền thì bác sĩ cũng sẽ tiến hành xét nghiệm.

Một số bệnh di truyền có thể được chẩn đoán trước sinh gồm: u xơ nang, bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne, Hemophilia A, thận đa nang, tế bào hình liềm, bệnh Tay-Sachs, Thalassemia.

Các xét nghiệm sàng lọc di truyền có sẵn trong thai kỳ: Xét nghiệm Alpha-fetoprotein (AFP), xét nghiệm chọc ối, sinh thiết gai nhau, xét nghiệm DNA thai nhi không tế bào, lấy mẫu máu rốn qua da, siêu âm.

2.1. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong tam cá nguyệt đầu tiên

Siêu âm giúp xác định ngày dự sinh, phát hiện một số căn bệnh di truyền, xác định vị trí thai nhi...

Siêu âm giúp xác định ngày dự sinh, phát hiện một số căn bệnh di truyền, xác định vị trí thai nhi…

Xét nghiệm trong tam cá nguyệt đầu tiên bao gồm siêu âm thai nhi và xét nghiệm máu khi mang thai. Quá trình này giúp xác định nguy cơ thai nhi bị các dị tật bẩm sinh nhất định.

Các xét nghiệm bao gồm:

Siêu âm độ mờ da gáy thai nhi: để xác định nguy cơ bị bệnh Down.

Siêu âm xác định xương mũi thai nhi: được thực hiện từ tuần thứ 11-13, giúp phát hiện được bệnh Down.

Xét nghiệm máu khi mang thai là các xét nghiệm huyết thanh của mẹ, giúp xác định được nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi.

2.2. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong tam cá nguyệt thứ hai

Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh được thực hiện rải rác trong suốt thai kỳ.

Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh được thực hiện rải rác trong suốt thai kỳ.

Các xét nghiệm này có thể bao gồm xét nghiệm máu (sàng lọc đa chất chỉ điểm). Những xét nghiệm này cung cấp thông tin về nguy cơ bé bị mắc các bệnh di truyền hoặc khuyết tật bẩm sinh. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của mẹ từ tuần 15-20 của thai kỳ để xét nghiệm. Các xét nghiệm ấy sẽ bao gồm:

Xét nghiệm Alpha-fetoprotein (AFP) để giúp phát hiện ngày dự sinh, khuyết tật thành bụng của bào thai, hội chứng Down hoặc các bất thường nhiễm sắc thể khác, các khuyết tật ống thần kinh mở, mang thai đôi.

Xét nghiệm Estriol, Inhibin. Đây là những hormone do nhau thai tiết ra, được sử dụng để xác định sức khỏe thai nhi.

2.3. Siêu âm

Siêu âm là một xét nghiệm cần làm khi mang thai. Đây là kỹ thuật giúp kiểm tra sự phát triển của thai nhi và xác định ngày dự sinh.

Siêu âm được thực hiện ở nhiều thời điểm khác nhau trong thai kỳ vì nhiều lý do.

Ở tam cá nguyệt đầu tiên, siêu âm giúp: xác định ngày dự sinh, xác định số lượng bào thai, cấu trúc nhau thai, chẩn đoán thai ngoài tử cung hoặc sảy thai, kiểm tra tử cung và giải phẫu vùng chậu, phát hiện những bất thường của thai nhi

Ở tam cá nguyệt thứ hai, siêu âm giúp: xác nhận lại ngày dự sinh, xác định số lượng bào thai và kiểm tra cấu trúc nhau thai, hỗ trợ các xét nghiệm trước sinh chẳng hạn như chọc ối, kiểm tra giải phẫu thai nhi, kiểm tra lượng nước ối, kiểm tra các mẫu lưu lượng máu, quan sát hành vi và hoạt động của thai nhi, đo chiều dài cổ tử cung, theo dõi sự phát triển của bào thai.

Trong 3 tháng cuối, siêu âm giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, kiểm tra lượng nước ối, xác định vị trí thai nhi, đánh giá nhau thai.

Xét nghiệm máu khi mang thai.

Xét nghiệm máu khi mang thai.

Tin liên quan

  • Xét nghiệm HIV khi mang thai
  • Các xét nghiệm trước khi sinh mổ
  • Những xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital