Các triệu chứng bệnh giang mai theo giai đoạn như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Các triệu chứng bệnh giang mai sẽ xuất hiện và thay đổi theo thời gian cũng như sự tiến triển của bệnh từ nhẹ tới nặng. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu để biết được các biểu hiện này, từ đó có sự thăm khám và điều trị bệnh phù hợp.

1. Bệnh lý giang mai và những thông tin tổng quát

1.1. Khái niệm bệnh lý giang mai là như thế nào?

Giang mai là một trong những bệnh lý có khả năng lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục. Bệnh lý này gây ra do sự xuất hiện của vi khuẩn Treponema pallidum. Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp cơ quan sinh dục với nhau, tiếp xúc giữa các vết thương hở, trầy xước,…vi khuẩn sẽ có điều kiện xâm nhập vào cơ thể. Ngoài cách thức lây truyền qua quan hệ tình dục, bệnh còn có thể truyền từ mẹ sang con qua bào thai.

các triệu chứng bệnh giang mai thường gặp

Giang mai là một trong những bệnh lý có khả năng lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục

1.2. Các triệu chứng bệnh giang mai theo giai đoạn ra sao?

Giang mai là bệnh lý phát triển theo từng giai đoạn: giai đoạn bệnh sớm và giai đoạn bệnh muộn.

1.2.1. Thời kỳ mang bệnh sớm

Đây là giai đoạn mới mắc bệnh. Lúc này bệnh nhân không nhận thấy bất cứ biểu hiện nào cụ thể. Khi bước vào giai đoạn khoảng 3 đến 4 tuần sau khi đã nhiễm vi khuẩn giang mai, bệnh mới bước vào giai đoạn chính. Lúc này, người bệnh bắt đầu mới thấy sự xuất hiện của các vết loét nhỏ, không đau, hay được gọi là vết săng giang mai. Mặc dù không gây đau đớn nhưng những vết này lại có thể lây truyền bệnh sang cho người khác.

Sau khoảng 4 đến 8 tuần từ lúc nhiễm bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị thì bệnh giang mai sẽ bước vào giai đoạn mới. Lúc này, cơ thể sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng rõ ràng hơn như: phát ban trên cơ thể, đau họng, đau đầu, mọc hạch, đau xương khớp,…Lúc này các triệu chứng kể trên rất dễ bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác.

1.2.2. Thời kỳ mang bệnh muộn

Thời gian này được tính từ lúc người bệnh bị nhiễm vi khuẩn từ khoảng nhiều tháng cho tới nhiều năm sau đó. Lúc này bệnh sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: tổn thương da, xương, nội tạng, hệ thần kinh,…Lúc này, vi khuẩn đã xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể và không có khả năng lây bệnh cho người khác thông qua tiếp xúc da, dịch tiết thông thường.

1.3. Những đối tượng nào có khả năng mắc bệnh giang mai cao?

Theo đó, bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên, một số đối tượng sau là nhóm đối tượng có khả năng mắc bệnh cao hơn cả:

– Những đối tượng có quan hệ tình dục phóng túng, không lành mạnh

– Quan hệ tình dục chưa an toàn, không sử dụng bao cao su khi quan hệ

– Nhóm đối tượng có quan hệ tình dục đồng giới cũng là nhóm có khả năng mắc bệnh cao.

– Những người đang bị mắc bệnh HIV – AIDS.

2. Bệnh lý giang mai có thể gây ra những biến chứng gì?

Giang mai cũng như các loại bệnh lý tình dục khác, nếu không được sớm phát hiện và điều trị thì chúng sẽ có khả năng gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau:

2.1. Để lại những vết sưng hoặc u dạng nhỏ

Những vết này được gọi chung là dạng u bã đậu. Chúng có khả năng xuất hiện và phát hiện nhiều trên da khắp cơ thể, trong xương, trong gan hoặc các bộ phận cơ quan nội tạng khác.

2.2. Giang mai gây ra các bệnh về hệ thần kinh

các triệu chứng bệnh giang mai - 2 giai đoạn bệnh

Giang mai là bệnh lý phát triển theo từng giai đoạn: giai đoạn bệnh sớm và giai đoạn bệnh muộn

Nếu không được chữa trị sớm, giang mai sẽ có thể để lại những biến chứng bệnh có liên quan tới hệ thần kinh như: viêm màng não, giảm thị lực, thính lực, mù lòa, một số vấn đề về gan thận, tim mạch,…

2.3. Nguy cơ cao bị mắc bệnh HIV

Theo đó, những đối tượng đang mắc bệnh giang mai có khả năng dễ bị nhiễm bệnh HIV – AIDS cao gấp nhiều lần so với người không mắc bệnh. Những vết săng xảy ra khi mắc giang mai sẽ khiến cơ thể dễ bị chảy máu, trầy xước, từ đó dễ tạo cơ hội cho virus HIV xâm nhập vào cơ thể qua đường máu hoặc quan hệ tình dục.

2.4. Giang mai gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Giang mai cũng là một trong những bệnh lý có thể truyền nhiễm từ mẹ sang con thông qua quá trình mang thai, chửa đẻ. Giang mai cũng có thể gây ra một số hậu quả nguy hiểm cho trẻ như: sảy thai, sinh non, tử vong sau khi sinh,…

3. Những biện pháp điều trị bệnh lý giang mai hiện nay

3.1. Thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán các triệu chứng bệnh giang mai

Theo đó, thông qua việc xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ giúp phát hiện và chẩn đoán xem người đó có mắc bệnh lý giang mai hay không. Ngoài ra, việc xét nghiệm cũng giúp bác sĩ kiểm tra về tình trạng phát triển của bệnh ra sao, nặng hay nhẹ, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

3.1.1. Bước xét nghiệm máu cho bệnh nhân

Bước xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra bệnh, đồng thời kiểm tra xem tình hình bệnh đang ở mức độ nào, nhiễm trùng nặng nhẹ ra sao. Đồng thời, xét nghiệm máu cũng giúp kiểm tra xem các kháng thể trong cơ thể dùng để chống lại phản ứng nhiễm trùng do bệnh là bao nhiêu, có còn tác dụng không.

các triệu chứng bệnh giang mai là gì

Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh giang mai để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác

3.1.2. Bước lấy dịch não tủy

Bước kiểm tra này áp dụng với những trường hợp bệnh nhân gặp những biến chứng thần kinh do bệnh lý giang mai gây ra. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm lấy dịch não tủy để kiểm tra và đưa ra chẩn đoán.

3.2. Phương pháp điều trị áp dụng với bệnh lý giang mai

Để điều trị bệnh giang mai, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc đặc trị. Lhuốc thường được sử dụng đó là: kháng sinh có chứa penicillin. Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc qua đường uống, hoặc tiêm. Tuy nhiên, loại thuốc này không được sử dụng cho đối tượng phụ nữ đang mang thai.

3.3. Theo dõi tình hình bệnh sau khi điều trị giang mai

Theo đó, sau khi đã được chẩn đoán bệnh và điều trị, người bệnh cần tuân thủ một số yêu cầu như sau:

– Đi tái khám và xét nghiệm máu định kỳ theo lịch của bác sĩ để kiểm tra tình hình bệnh và khả năng đáp ứng với penicillin.

– Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh giang mai để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.

– Xét nghiệm bổ sung đối với các đối tượng có nghi ngờ bị lây nhiễm bệnh.

– Thực hiện thêm các xét nghiệm phát hiện HIV.

– Tăng cường bổ sung đề kháng cho cơ thể thông qua việc ăn uống, luyện tập hàng ngày.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh lý giang mai. Nếu bạn có nhu cầu cần tư vấn thêm hoặc đặt lịch khám với bác sĩ, vui lòng liên hệ với tổng đài của Thu Cúc TCI ngay hôm nay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital