Các mẹ bầu đã hiểu hết về siêu âm thai?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Siêu âm thai là phương pháp rất phổ biến, giúp chẩn đoán và theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Siêu âm bao nhiêu lần là đủ, siêu âm có lợi hay có hại gì đến thai nhi không… bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ trả lời những câu hỏi này.

1.Tìm hiểu về phương pháp siêu âm

1.1. Siêu âm thai là gì?

Siêu âm thai là một phương pháp chẩn đoán y khoa qua hình ảnh, nhờ sóng âm để tạo dựng và ghi lại hình ảnh của thai nhi cùng các cơ quan trong khung xương chậu của mẹ, như nhau thai, tử cung. Phương pháp này hoàn toàn không gây đau hay khó chịu, đồng thời cho phép bác sĩ sản khoa nắm bắt được các thông tin, chỉ số cần thiết về sức khỏe của thai nhi và sự phát triển của thai kỳ. Cụ thể, thông qua siêu âm bác sĩ sẽ cung cấp cho mẹ bầu thông tin:

– Xác nhận phụ nữ đã có thai và kiểm tra tim thai.

– Xác định số lượng thai và dự đoán ngày sinh.

– Kiểm tra rau thai và các bộ phận trong khung xương chậu của mẹ: tử cung, cổ tử cung, buồng trứng.

– Chẩn đoán mang thai ngoài dạ con.

– Phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi: Nguy cơ mắc hội chứng down, hở hàm ếch…

– Theo dõi vị trí và quá trình phát triển thể chất của thai nhi.

– Phát hiện những bất thường ở phần phụ: nhau thai, nước ối, dây rốn…

Siêu âm thai là phương pháp rất phổ biến, giúp chẩn đoán và theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Siêu âm thai là phương pháp rất phổ biến, giúp chẩn đoán và theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi trong bụng mẹ

1.2. Các loại siêu âm hiện nay

Tùy vào thời điểm và mục đích siêu âm, bác sĩ sẽ chỉ định loại siêu âm phù hợp:

– Siêu âm 2D, 3D, 4D và 5D: Tổng hợp các tín hiệu để tạo dựng lên hình ảnh có các chiều tương ứng (2 chiều, 3 chiều, 4 chiều, 5 chiều).

– Siêu âm đầu dò: Thu hình ảnh thai nhi bằng cách đưa đầu dò vào âm đạo, thường chỉ được thực hiện vào tam cá nguyệt đầu tiên.

– Siêu âm Doppler màu: Thường được sử dụng để khảo sát mạch máu.

Máy siêu âm 5D tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc - Bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực sản khoa, đem đến hình ảnh chân thực, sắc nét, giúp phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác.

Máy siêu âm 5D tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI – Bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực sản khoa, đem đến hình ảnh chân thực, sắc nét, giúp phát hiện sớm bất thường ở thai nhi

2. Quy trình thực hiện siêu âm thai nhi

Đối với siêu âm cơ bản bình thường, quy trình sẽ diễn ra trong khoảng 5-10 phút. Tuy nhiên, ở các mốc khám thai quan trọng, bác sĩ cần tiến hành kiểm tra chi tiết hơn để tầm soát dị tật… thì thời gian siêu âm sẽ kéo dài hơn, có thể tới 15-20 phút.

Siêu âm bầu là một kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện và không hề gây đau đớn.

Hầu hết các bố mẹ đều rất mong đến ngày siêu âm để được ngắm nhìn thế giới con yêu

Nhìn chung, quy trình siêu âm chỉ khác nhau về thời lượng còn các bước thực hiện vẫn luôn giống nhau. Cụ thể:

– Mẹ bầu sẽ nằm trên giường mềm, thả lỏng cơ thể và kéo áo lên để lộ vùng bụng.

– Bác sĩ sẽ thoa lên bụng mẹ bầu một lại gel. Đây vừa là chất bôi trơn, vừa là chất dẫn truyền sóng siêu âm, giúp ngăn không cho không khí lọt và giữa đầu dò của máy siêu âm và da bụng của mẹ, để sóng siêu âm được truyền tốt hơn, đem lại kết quả chính xác nhất.

– Bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò quanh vùng bụng của mẹ để thu lại toàn bộ hình ảnh, hiển thị lên trên màn hình để cả mẹ và bác sĩ nhìn rõ được bé yêu.

– Khi đã có đầy đủ thông số cần thiết, bác sĩ sẽ kết thúc quá trình siêu âm, lau sạch lớp gel ban đầu trên bụng mẹ, thông báo kết quả và giải đáp các thắc mắc cho mẹ bầu.

3. Siêu âm nhiều lần có gây hại gì cho thai nhi không?

Không thể phủ nhận những vai trò to lớn của siêu âm thai đối với mẹ bầu trong thai kỳ. Thế nhưng, các mẹ bầu cũng cần phải tìm hiểu kĩ về phương pháp này để tránh những ảnh hưởng không mong muốn.

Đến nay, vẫn chưa có bất cứ kết luận chính thức nào về việc siêu âm nhiều có gây hại cho thai nhi không. Bản chất, siêu âm là các sóng âm thanh có tần số cao không gây hại, nhưng mẹ bầu không nên lạm dụng, thực hiện siêu âm thai tùy hứng. Tốt nhất, mỗi mẹ bầu chỉ nên siêu âm trung bình 10 lần/ thai kỳ (nếu thai kỳ bình thường). Nếu cần thiết phải siêu âm nhiều hơn, mẹ nhất định phải tham khảo ý kiến hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

4. Các mốc siêu âm thai quan trọng

Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé cũng như chỉ định của bác sĩ, mà số lần siêu âm ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau. Nhưng mẹ bầu không nên bỏ qua các mốc siêu âm quan trọng sau:

– Tuần thứ 4 – 8: Đây là giai đoạn sau khi thụ thai. Siêu âm thời điểm này sẽ giúp kiểm tra xem phôi thai chắc chắn đã vào tử cung an toàn chưa, đã làm ổ cũng như có tim thai hay chưa.

– Tuần thứ 12 – 14: Là thời điểm quan trọng, để sàng lọc trước sinh, phát hiện dị tật thai nhi sớm, cũng như dự đoán các bất thường về nhiễm sắc thể, bằng cách siêu âm để kiểm tra độ mờ da gáy. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu tính tuổi thai và ngày dự sinh.

– Tuần thứ 21 – 24: Lý tưởng nhất là mẹ bầu thực hiện siêu âm vào tuần 22 của thai kỳ. Siêu âm thời điểm này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được các cơ quan nội tạng của bé có phát triển bình thường không. Bên cạnh đó, những dị tật về hình dạng bên ngài như hở hàm ếch… cũng được phát hiện sớm tại mốc khám này.

– Tuần thứ 30 – 32: Đến được mốc khám này, mẹ có thể phần nào yên tâm về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Siêu âm mốc này là để bác sĩ phát hiện những bất thường muộn ở động mạch, tim… Và để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vượt cạn sắp tới, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra dây rốn và tình trạng nước ối.

Siêu âm thai giúp ba mẹ và bác sĩ theo dõi đầy đủ quá trình phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện và chẩn đoán sớm các bất thường hoặc dị tật thai nhi (nếu có).

Siêu âm thai giúp ba mẹ và bác sĩ theo dõi đầy đủ quá trình phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện và chẩn đoán sớm các bất thường hoặc dị tật thai nhi (nếu có)

5. Những lưu ý khi siêu âm

Siêu âm là một kĩ thuật đơn giản, dễ thực hiện, an toàn và không hề đau đớn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần ghi nhớ một vài lưu ý sau để đảm bảo kết quả thật chính xác:

– Lựa chọn địa chỉ siêu âm thai uy tín, máy móc hiện đại và đội ngũ bác sĩ chẩn đoán hình ảnh giỏi.

– Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ nên uống nhiều nước trước khi siêu âm để làm đầy bàng quang, đẩy tử cung lên cao hơn.

– Từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, mẹ bầu nên đi tiểu sạch trước khi siêu âm để làm trống bàng quang.

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ đầy đủ các thông tin về siêu âm thai, hy vọng mẹ bầu sẽ có thêm kiến thức và cảm thấy an tâm hơn khi thực hiện phương pháp này. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ mạnh khỏe, vượt cạn thành công!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital