Các mẹ bầu đã biết rõ về quy trình đẻ thường?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Các mẹ bầu, đặc biệt là những người lần đầu mang thai đều có tâm lý hồi hộp, thấp thỏm khi nghĩ tới quá trình sinh nở. Hầu hết thai phụ đều mong muốn có thể đẻ thường. Vậy quy trình đẻ thường như thế nào? Chị em đã hiểu hết về phương pháp đẻ thường hay chưa?

Tìm hiểu về quá trình sinh con sẽ giúp các mẹ bầu chuẩn bị tâm lý vững vàng hơn, đồng thời biết cách ổn định, cân bằng sức khỏe, các yếu tố liên quan để có một ca “vượt cạn” thành công.

1. Đẻ thường – phương pháp sinh nở tự nhiên mang lại nhiều lợi ích

Đẻ thường là phương pháp sinh nở tự nhiên, được khuyến cáo áp dụng cho những mẹ bầu khỏe mạnh, đặc biệt là phụ nữ lần đầu mang thai. Cụ thể, đẻ thường là quá trình thai nhi ra ngoài bằng ngả âm đạo của người mẹ.

Đẻ thường là phương pháp sinh nở phổ biến nhất, đem lai nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé

Đẻ thường là phương pháp sinh nở phổ biến nhất, đem lai nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé

Sinh thường đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Có thể kể tới một vài lợi ích nổi bật như:

– Thời gian để sản phụ phục hồi sau sinh nhanh hơn.

– Em bé chào đời khỏe mạnh hơn, không gặp các vấn đề về hô hấp hay hệ miễn dịch.

– Thai phụ không bị mất máu nhiều như trong quá trình đẻ mổ.

– Sản dịch được đẩy ra tốt hơn, sữa được kích thích về nhanh và nhiều hơn.

– Không cần thực hiện gây tê tủy sống, tránh ảnh hưởng tới cơ, dây chằng sau sinh.

– Hạn chế tình trạng nhiễm trùng, không gặp phải các vấn đề như dính vết mổ, sẹo cứng, sẹo xấu mất thẩm mỹ, thai lần kế tiếp làm tổ tại vết mổ,…

Phương pháp đẻ thường được áp dụng với những trường hợp mẹ bầu khỏe mạnh, đáp ứng tốt, thai nhi không có vấn đề gì bất thường, không ghi nhận bệnh lý hay các dấu hiệu gây khó sinh.

2. Quy trình đẻ thường diễn ra như thế nào?

Thông thường, các mẹ đáp ứng sinh thường sẽ bước vào quá trình “vượt cạn” từ sau tuần 37 của thai kỳ. Nếu trước tuần 37, thai nhi bị sinh thiếu tháng, thể trạng sẽ yếu hơn những đứa trẻ bình thường. Ngoài ra, có rất nhiều trường hợp mẹ bầu mang thai quá 40 tuần mới sinh.

Gần tới ngày sinh, thai phụ có thể nhận thấy một số biểu hiện sau đây:

– Cơn gò tử cung ngày càng nhiều và dồn dập. Cổ tử cung được kích thích giãn nở, tạo điều kiện cho em bé ra ngoài dễ dàng hơn.

– Đau lưng thường xuyên do những cơn gò xuất hiện liên tục.

– Vỡ ối, ối rỉ ra từ âm đạo. Đây cũng là hiện tượng có thể cho thấy mẹ đang sắp sinh, đang trong quá trình chuyển dạ.

Gần tới ngày sinh, thai phụ có thể nhận thấy một số biểu hiện đặc trưng

Gần tới ngày sinh, thai phụ có thể nhận thấy một số biểu hiện đặc trưng

– Bật nút nhầy tử cung do quá trình giãn ra tại cổ tử cung.

– Cổ tử cung mở từng chút một, cho thấy mẹ bầu sắp sinh.

Tiếp đó, thai phụ sẽ lần lượt trải qua từng giai đoạn gồm: Chuyển dạ, sinh con và sổ nhau thai.

2.1. Quy trình đẻ thường diễn ra như thế nào? Giai đoạn chuyển dạ

Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình sinh thường của các mẹ bầu. Tổng thời gian cho giai đoạn chuyển dạ có thể lên tới 20 tiếng. Nhận biết giai đoạn này rất đơn giản. Khi các mẹ bầu thấy cổ tử cung dần mở cho tới khi đạt kích thước khoảng 10cm hoàn toàn, đây được gọi là quá trình chuyển dạ.

Chuyển dạ được chia thành:

– Chuyển dạ sớm: Cổ tử cung bắt đầu mở khoảng 4cm, thường kéo dài trong khoảng 10 giờ. Những cơn co tử cung lúc nào có thể nhẹ nhàng hoặc trở nên dồn dập, dữ dội hơn.

– Chuyển dạ tích cực: Ở giai đoạn này, cổ tử cung đã có thể mở thêm từ 4 đến khoảng 7cm nữa, diễn ra trong vòng từ 3 tới 6 giờ đồng hồ. Những cơn cơ tử cung dữ dội hơn, nhanh hơn.

– Chuyển dạ chuyển tiếp: Ở giai đoạn này, cổ tử cung đã mở tới kích thước trên 10cm trong khoảng 20 cho đến 120 phút. Những cơn co tử cung lúc này dồn dập hơn rất nhiều và diễn ra chỉ trong vòng hơn 1 phút.

Triệu chứng đau chuyển dạ khi sinh non

Đau chuyển dạ sớm mang lại cảm giác tương tự như là đau bụng kinh, do tử cung co thắt nên bụng rắn lại

Quá trình chuyển dạ sẽ có phần khó khăn hơn khi mẹ phải chịu đựng những cơn co tử cung liên tiếp, mức độ ngày càng mạnh dần. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần hít sâu, thở từ từ và đều khi cơn co tới, hạn chế đau và cung cấp đủ oxy cần thiết cho con.

2.2. Quy trình đẻ thường diễn ra như thế nào? Giai đoạn sinh nở

Sau khi cổ tử cung giãn mở hoàn toàn, đạt tới kích thước mở là 10cm, em bé có thể chào đời. Thời gian cho giai đoạn này sẽ lâu hơn, có thể tới 2 tiếng. Cơn co tử cung cũng bắt  đầu dồn dập hơn, mỗi cơn kéo dài khoảng 1 phút.

Khi cơn gò xuất hiện, nữ hộ sinh và bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách rặn sao cho đúng, giúp thai nhi được đẩy từ từ ra ngoài. Quá trình này, mẹ rất dễ bị hụt hơi, mệt mỏi và khó thở nếu không thực hiện rặn đúng cách. Sau mỗi lần rặn, phần đáy xương chậu, trực tràng và mô giữa âm đạo sẽ phình ra. Đầu của bé ra ngoài trước và sau đó bác sĩ Sản khoa sẽ hỗ trợ để cả phần thân được đẩy ra nhanh chóng.

Sau chuyển dạ, khi cổ tử cung đã mở hết cỡ và đều, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ rặn để đẩy dần em bé ra ngoài theo quy trình đẻ thường

Sau chuyển dạ, khi cổ tử cung đã mở hết cỡ và đều, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ rặn để đẩy dần em bé ra ngoài theo quy trình đẻ thường

Theo quy trình đẻ thường, nếu mẹ bầu rặn đẻ quá khó khăn, bác sĩ có thể thực hiện rạch tầng sinh môn để em bé có thể ra ngoài một cách thuận lợi. Tầng sinh môn là phần mô nằm giữa âm đạo và hậu môn, dài khoảng 3 đến 5cm.

2.3. Giai đoạn cuối cùng: Sổ nhau thai

Sau khi em bé được đẩy ra ngoài, tiếp theo đó sẽ là nhau thai. Nhờ sự co bóp của tử cung, nhau thai được tách khỏi thành tử cung sau khi em bé chào đời và sổ ra ngoài. Mẹ chỉ cần rặn nhẹ để nhau được tống ra, tử cung lúc này hoàn toàn sạch sẽ.

Với những trường hợp thực hiện rạch tầng sinh môn, bác sĩ cũng sẽ ngay lập tức xử lý vết rạch bằng việc khâu thẩm mỹ. Vì vậy, các mẹ không cần quá lo lắng về thủ thuật này.

3. Một vài biến chứng trong quá trình sinh thường

Một vài biến chứng vẫn có thể xảy ra trong quá trình sinh thường, gồm:

– Đình trệ quá trình chuyển dạ, quá trình kéo dài, thậm chí bị tắc nghẽn.

– Bé bị ngạt trong quá trình ra ngoài.

– Băng huyết sau sinh.

– Ngôi thai bị lệch so với kết quả siêu âm gần nhất.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, mẹ bầu chuyển dạ, sinh thường sẽ được theo dõi tình trạng sức khỏe tại phòng chờ sinh. Sau đó, thai phụ được đưa vào phòng đẻ, được nữ hộ sinh, bác sĩ Sản khoa nhiều kinh nghiệm hướng dẫn trực tiếp. Thai phụ đạp chân vào hai bên bàn đạp của giường sinh, cong mông lên cao và lấy hơi để rặn. Tư thế như vậy hỗ trợ rất tốt cho việc sinh thường và hạn chế những bất thường trong quá trình sinh.

Ngoài ra, Thu Cúc TCI cũng triển khai nhiều gói Thai sản từ các tuần 8, 12, 16, 22, 28, 32, 36, chuyển dạ để các mẹ có thể đưa ra lựa chọn phù hợp, theo dõi thai kỳ sớm. Việc theo dõi sức khỏe thai kỳ với lộ trình cụ thể còn giúp cho bác sĩ dễ dàng đưa ra phương án phù hợp cho các mẹ bầu, nên sinh thường hay sinh mổ?

Vậy là bạn đọc vừa tìm hiểu về quy trình đẻ thường tại các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa, vừa có thêm một vài kinh nghiệm cần thiết khi sinh thường. Lựa chọn địa chỉ uy tín, phù hợp, chất lượng cũng sẽ giúp bạn và gia đình có một thai kỳ khỏe mạnh, sẵn sàng “vượt cạn”.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital