Các loại vacxin tiêm trước khi mang thai chị em cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Vacxin tiêm trước khi mang thai đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ mẹ bầu và thai nhi trước các tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về các loại vacxin cần thiết chị em nên chủ động chủng ngừa trước khi có kế hoạch mang thai nhé!

1. Lợi ích khi tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai mang lại nhiều lợi ích quan trọng, bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi:

– Bảo vệ thai nhi: Tiêm phòng giúp bảo vệ thai nhi khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như rubella (sởi Đức) và viêm gan B, có thể gây hậu quả nặng nề cho sức khỏe của em bé.

– Phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm: Vắc xin giúp ngăn chặn sự lây lan của các loại vi khuẩn và virus gây bệnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bạch hầu, sởi và viêm gan B.

vacxin tiêm trước khi mang thai gồm những loại nào?

Thời kỳ mang thai cơ thể phụ nữ dễ bị tác động và tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh.

– Tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu: Việc tiêm phòng cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ bầu, bảo vệ cả mẹ và thai nhi khỏi các mối đe dọa của bệnh truyền nhiễm.

– Chuẩn bị cho một thai kỳ an toàn: Quá trình tiêm phòng trước khi mang thai giúp chuẩn bị cơ thể của bà bầu để đối mặt với những thách thức sức khỏe có thể xuất hiện trong suốt thai kỳ.

– Giảm nguy cơ biến chứng: Việc tiêm phòng cũng tạo cơ hội để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề sức khỏe nào có thể ảnh hưởng đến thai nhi, giúp bác sĩ can thiệp kịp thời.

Để đảm bảo hiệu quả tối ưu, mỗi loại vaccine sẽ có thời điểm và phác đồ cụ thể chứ không thể tiêm cùng một lúc. Do đó, các chị em cần lên kế hoạch để tiêm phòng ít nhất từ 5-7 tháng trước khi mang thai. Điều này giúp tạo nên một hệ miễn dịch mạnh mẽ và đầy đủ để bảo vệ cả mẹ và thai nhi khỏi những nguy cơ liên quan đến bệnh tật. Nên thảo luận với bác sĩ để xác định lịch trình tiêm phòng phù hợp và đảm bảo an toàn và phù hợp với kế hoạch mang thai của mình.

2. Trước khi mang thai cần tiêm các loại vacxin nào?

Dưới đây là 6 loại vacxin được khuyến cáo phụ nữ nên tiêm trước khi mang thai:

2.1 Vacxin ngừa sởi – quai bị – rubella

Sởi, quai bị, và Rubella (bệnh sởi Đức) là các bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Nếu phụ nữ mang thai mắc phải các bệnh này, nguy cơ dị tật, thai lưu, và sinh non cho thai nhi sẽ tăng lên đáng kể. Để đối phó với tình trạng này, phụ nữ có thể áp dụng biện pháp tiêm phòng trước khi mang thai thông qua vacxin MMR – một vacxin kết hợp chống lại sởi, quai bị, và Rubella.

– Thời điểm tiêm: muộn nhất là 3 tháng trước khi mang thai.

2.2 Vacxin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván

Đây là một loại vaccine phối hợp, được đặc chế để chỉ cần tiêm một mũi. Bạch hầu và ho gà là những căn bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, tăng nguy cơ mắc phải khi mang bầu. Sự chủ quan trước những vết thương cũng có thể dẫn đến nguy cơ uốn ván, do vi khuẩn này có khả năng tồn tại mạnh mẽ trong môi trường tự nhiên như đất và nước.

Các loại vacxin tiêm trước khi mang thai giúp phòng tránh được nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Tiêm trong ba tháng cuối của thai kỳ sẽ truyền lượng kháng thể thụ động cao cho thai nhi trước khi sinh

– Thời điểm tiêm: Tiêm trước khi mang thai hoặc tiêm từ tuần thai 13 trở đi

2.3 Vacxin phòng cúm

Cúm là một bệnh phổ biến, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh này lây truyền nhanh chóng và thường dễ lan rộng thành đợt dịch. Phụ nữ mang thai nếu mắc phải cúm, đặc biệt là cúm nặng, có thể đối mặt với nguy cơ tăng cao về sảy thai, thai lưu, và nguy cơ biến chứng nặng về hô hấp, đặc biệt là đối với những người có tiền căn hen phế quản hoặc tiểu đường. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai nếu mắc cúm kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và gây ra dị tật bẩm sinh.

Vắc-xin phòng cúm có hiệu suất bảo vệ khoảng 70-80%, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm. Việc tiêm vắc-xin cúm nên được nhắc lại hằng năm, đặc biệt là đối với những phụ nữ có tiền căn hen phế quản hoặc tiểu đường.

– Thời điểm tiêm nên được thực hiện vào mọi thời điểm trước và trong thai kỳ.

2.4 Vacxin phòng thủy đậu

Tương tự như rubella, thủy đậu là một loại bệnh dễ lây nhiễm, và virus Herpes zoster có khả năng lan truyền qua giọt dịch tiết hô hấp khi bạn tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, khoảng 2% số trẻ em sinh ra từ mẹ mắc thủy đậu có nguy cơ phát triển các dị tật như dạng hình thể và liệt chân tay. Ngoài ra, nếu mẹ bị mắc thủy đậu khi mang thai, có khả năng sẽ truyền bệnh cho em bé khi mới chào đời.

Nếu bạn chưa trải qua bệnh thủy đậu thì cần tiêm trước 3 tháng khi có kế hoạch mang thai để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không được tiêm vacxin thủy đậu khi đang mang thai.

– Thời điểm tiêm: Cần tiêm trước khi mang thai 3 tháng.

2.5 Vacxin phòng viêm gan B

Viêm gan B là căn bệnh do virus HBV gây ra, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu mẹ nhiễm bệnh trong 3 tháng giữa thai kỳ, tỷ lệ lây truyền cho trẻ là 10-20%, trong khi ở 3 tháng cuối thai kỳ, nguy cơ này tăng lên đáng kể lên đến 90%. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp và phá hủy nặng nề gan mà còn có thể dẫn đến các vấn đề lâu dài như xơ gan và ung thư gan.

Tổng hợp các loại vacxin tiêm trước khi mang thai chị em cần nắm

Nếu mắc phải bệnh trong thai kỳ sẽ có nguy cơ dẫn đến các ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng cho thai nhi.

Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi, liều tiêm phòng viêm gan B bao gồm 3 mũi tiêm. Chị em nên sắp xếp lịch trình tiêm phù hợp trước khi mang thai. Đối với những người đã tiêm phòng vaccine viêm gan B trước đó, việc làm xét nghiệm kiểm tra kháng thể để xác định xem có cần thiết phải tiêm nhắc lại hay không.

– Thời điểm tiêm: Nên hoàn thành trước khi mang thai, gồm 3 mũi

– Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm

– Mũi 2: Tiêm sau 01 tháng kể từ khi tiêm mũi 1.

– Mũi 3: Tiêm cách 6 tháng kể từ mũi 1

2.6 Vacxin phòng HPV

Vacxin ung thư cổ tử cung cũng là loại vacxin quan trọng trước thai kỳ.Virus HPV liên quan đến hơn 95% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Nếu bạn dưới 26 tuổi, chuẩn bị kết hôn và mang thai, đừng quên vacxin này để bảo vệ sức khỏe của bạn.

3. Lưu ý gì khi tiêm ngừa trước khi mang thai?

– Kiểm tra kháng thể trước tiêm, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe.

– Tuân thủ lịch tiêm phòng được bác sĩ đề xuất.

– Sử dụng biện pháp tránh thai ít nhất 1-3 tháng khi chủng ngừa vắc xin sống.

– Báo ngay bác sĩ nếu mang thai trong thời gian chủng ngừa và theo dõi sự phát triển của thai nhi.

– Tránh tiêm phòng khi có triệu chứng sốt, cảm cúm, bệnh xương khớp, thận…

– Theo dõi cơ thể trong 24-48 giờ sau tiêm để phòng tránh phản ứng phụ, sốc thuốc có thể xảy ra.

– Đưa người bị các biểu hiện như co giật, ngất xỉu đến trung tâm cấp cứu gần nhất.

Trên đây là những thông tin cần thiết về các loại vacxin tiêm trước khi mang thai. Liên hệ ngay với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch tiêm hoặc cần hỗ trợ các thông tin tin tiêm chủng liên quan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital