Các loại vắc xin viêm não Nhật Bản và phác đồ tiêm chủng

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin viêm não Nhật Bản là phương pháp hiệu quả giúp con người phòng tránh được khả năng nhiễm bệnh, cũng như gặp phải biến chứng nguy hiểm.

1. Những thông tin khái quát về vắc xin viêm não Nhật Bản

1.1. Khái niệm bệnh lý viêm não Nhật Bản là gì?

Viêm não Nhật Bản là một loại bệnh lý có tính truyền nhiễm thông qua việc muỗi đốt và mang mầm bệnh từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh. Loại bệnh lý này gây nên hiện tượng nhiễm trùng khu vực hệ thần kinh trung ương của con người. Cả đối tượng trẻ em và người lớn đều có khả năng mắc bệnh lý này, tuy nhiên nếu bệnh xảy ra ở trẻ em thì chúng trở nên nguy hiểm hơn cả do trẻ em có sức khỏe và hệ đề kháng non nớt.

Bệnh viêm não Nhật Bản có bao gồm 4 giai đoạn: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và khỏi bệnh. Thời gian ủ bệnh thường sẽ xảy ra trong khoảng 1-2 tuần. Khi bệnh khởi phát ra bên ngoài sẽ bao gồm một số triệu chứng như: đau đầu, mệt mỏi, sốt cao, buồn nôn,…Một số trường hợp trẻ em, biểu hiện của bệnh gần tương tự với bệnh ngộ độc thực phẩm. Đỉnh điểm của bệnh là ở giai đoạn toàn phát. Lúc này bệnh nhân có thể xuát hiện những phản ứng nguy hiểm như: mê sảng, hôn mê, thở gấp, co giật,…

vắc xin viêm não Nhật Bản - Viêm não Nhật Bản là một loại bệnh lý có tính truyền nhiễm thông qua việc muỗi đốt và mang mầm bệnh từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh.

Viêm não Nhật Bản là một loại bệnh lý có tính truyền nhiễm thông qua việc muỗi đốt và mang mầm bệnh từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh.

Nếu bệnh được xử lý và điều trị kịp thời thì sẽ giảm dần các triệu chứng và khỏi bệnh. Tuy nhiên nếu không được điều trị thì bệnh sẽ có khả năng gây ra tình trạng bội nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, như: viêm bể thận, viêm bàng quang, rối loạn tâm thần,…

1.2. Vắc xin viêm não Nhật Bản và tác dụng của việc tiêm vắc xin

Bệnh lý viêm não Nhật Bản là một loại bệnh thường gặp và có khả năng cao để lại di chứng nguy hiểm, nhất là với đối tượng trẻ em. Theo các số liệu thống kê, viêm não Nhật Bản gây ra tỉ lệ tử vong lên đến 30%. Những người gặp di chứng sau mắc bệnh lên tới 50%.

Bên cạnh đó, bệnh lý này thường dễ bị nhầm lẫn với một số loại bệnh khác do cùng có triệu chứng sốt cao, nôn mửa, mệt mỏi,…Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn toàn phát và không được điều trị đúng cách thì rất nhanh chóng khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái nguy hiểm tới tính mạng. Hiện nay cũng chưa có một loại thuốc đặc trị nào sử dụng được cho bệnh viêm não Nhật Bản. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới nói chung cũng như Bộ Y tế Việt Nam nói riêng khuyến cáo người dân nên thực hiện tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm viêm não Nhật Bản, đặc biệt là với đối tượng trẻ em nhằm bảo vệ sức khỏe an toàn và hiệu quả.

Việc tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản cũng giúp hạn chế việc xảy ra các biến chứng nguy hiểm nếu mắc bệnh, làm giảm tỉ lệ tử vong cho cộng đồng và xã hội.

1.3. Kể tên các loại vắc xin viêm não Nhật Bản thường được sử dụng

1.3.1. Loại vắc xin Jevax

Jevax là một trong những loại phòng viêm não Nhật Bản của Nhật Bản sản xuất. Loại vắc xin được bào chế và đóng gói dưới dạng trắng trong, không màu.

Vắc xin Jevax được thực hiện tiêm theo phác đồ cụ thể như sau:

– Tổng cộng: 3 mũi tiêm

– Mũi 1: nên thực hiện tiêm cho trẻ khi đủ 1 tuổi trở lên

– Mũi 2: cần tiêm cách mũi đầu tiên ít nhất 2 tuần

– Mũi 3: mũi tiêm nhắc lại nên tiêm cách mũi tiêm thứ 2 khoảng 1 năm sau đó.

Vắc xin sẽ giảm dần tác dụng hàng năm, do đó nên tiêm liều bổ sung mỗi 3 năm/lần cho tới khi trẻ 15 tuổi.

vắc xin viêm não Nhật Bản - Jevax là một trong những loại phòng viêm não Nhật Bản của Nhật Bản sản xuất.

Jevax là một trong những loại phòng viêm não Nhật Bản của Nhật Bản sản xuất.

1.3.2. Loại vắc xin Imojev

Imojev là loại vắc xin được sản xuất bởi tập đoàn Sanofi Pasteur của Pháp. Loại vắc xin này thường được sử dụng cho đối tượng trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn trưởng thành.

Phác đồ tiêm chủng của vắc xin Imojev chi tiết như sau:

– Đối tượng trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 18 tuổi, chưa có tiền sử tiêm chủng vắc xin phòng viêm não Nhật Bản trước đó: tiêm tổng cộng 2 mũi. Mũi đầu tiên có thể tiêm được khi trẻ tròn 9 tháng tuổi. Mũi tiêm thứ 2 cần tiêm cách mũi đầu khoảng 1 năm.

– Đối tượng thanh niên, người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên: cần tiêm 1 mũi duy nhất để phòng bệnh.

– Những trường hợp trẻ em đã từng tiêm chủng vắc xin Jevax trước đó nhưng lại muốn đổi sang vắc xin Imojev:

+ Nếu đã từng tiêm chủng 1 mũi vắc xin Jevax: cần tiêm 2 mũi vắc xin Imojev. Mũi Imojev đầu tiên cần tiêm cách mũi Jevax ít nhất 2 tuần.

+ Nếu đã từng tiêm chủng 2 mũi vắc xin Jevax: cần tiêm 1 mũi vắc xin Imojev. Mũi tiêm này cần tiêm cách mũi Jevax thứ 2 ít nhất 1 năm.

+ Nếu đã từng tiêm 3 mũi vắc xin Jevax: cần tiêm 1 mũi vắc xin Imojev. Mũi tiêm này cần tiêm cách mũi Jevax thứ 3 ít nhất 3 năm.

+ Không được tiêm chủng mũi vắc xin Jevax nhắc lại sau khi đã tiêm vắc xin Imojev.

2. Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản và những điều cần lưu ý sau khi tiêm chủng

2.1. Một số phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin viêm não

Phản ứng phụ sau khi tiêm bất cứ loại vắc xin nào phụ thuộc vào cơ địa và sức đề kháng của cơ thể từng người. Đối với loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, có thể xảy ra một số phản ứng phụ như:

– Đau nhức, sưng đỏ tại chỗ tiêm và xung quanh chỗ tiêm. Hiện tượng này có thể sẽ tự giảm dần và biến mất sau khoảng 1 vài ngày sau tiêm chủng.

– Hiện tượng sốt nhẹ, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn,…có thể sẽ xảy ra, nhất là với đối tượng trẻ em. Bố mẹ cần theo dõi trẻ sát sao, cho trẻ mặc thoáng mát và bổ sung các thực phẩm tăng đề kháng, dễ tiêu hóa.

– Một số phản ứng hiếm khi xảy ra như: phát ban, co giật,…

Vắc xin viêm não Nhật Bản - Phản ứng phụ sau khi tiêm bất cứ loại vắc xin nào phụ thuộc vào cơ địa và sức đề kháng của cơ thể từng người.

Phản ứng phụ sau khi tiêm bất cứ loại vắc xin nào phụ thuộc vào cơ địa và sức đề kháng của cơ thể từng người.

2.2. Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản có tác dụng trong bao lâu?

Không có một loại vắc xin nào có tác dụng mãi mãi đối với cơ thể con người. Do đó, chúng ta cần chú ý tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin theo phác đồ quy định hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cần tiêm bổ sung mỗi 3 năm 1 lần đối với vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, duy trì cho tới khi trẻ được 15 tuổi.

2.3. Một số đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản

– Những người có tiền sử dị ứng với bất cứ hoạt chất nào trong vắc xin.

– Những người đang ốm, ho hắng, sốt, dị ứng,…thì nên hoãn tiêm chủng vắc xin phòng viêm não sang thời gian khác, khi cơ thể đã khỏe mạnh bình thường.

– Những bệnh nhân đã và đang điều trị các bệnh lý liên quan tới hệ miễn dịch, sử dụng corticosteroid liều cao.

– Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý mãn tính, ác tính, có khối u, phải điều trị xạ trị, hóa trị,…

Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn cần tư vấn thêm, hãy liên hệ đến tổng đài của Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital