Các chỉ số xét nghiệm máu rất quan trọng trong chẩn đoán

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm

Các chỉ số xét nghiệm máu rất quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi tình trạng sức khỏe. Vậy các chỉ số trong xét nghiệm máu là gì?

Các chỉ số xét nghiệm máu cần thiết 

Thông thường khi đi khám sức khỏe định kỳ thì người khám bệnh sẽ được chỉ định thực hiện những xét nghiệm máu như sau:
– Xét nghiệm công thức máu: Xét nghiệm này cho biết số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và các tế bào máu khác. Mục đích là để biết người khám có bị thiếu máu hoặc bị một số bệnh máu hay không.

Xét nghiệm máu cần thiết trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Xét nghiệm máu cần thiết trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý

– Xét nghiệm đường máuXét nghiệm này giúp phát hiện bệnh tiểu đường
– Xét nghiệm mỡ máu: Loại này bao gồm nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu, qua đó có thể đánh giá được nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
– Xét nghiệm viêm gan BGiúp phát hiện bệnh viêm gan B.
– Xét nghiệm HIVXét nghiệm này sẽ phát hiện bạn có nhiễm HIV hay không?
Như vậy xét nghiệm máu tổng quát khi khám sức khỏe có thể giúp bạn phát hiện được một số bệnh xã hội ( các bệnh lây qua đường tình dục) như bệnh viêm gan B, HIV cùng một số bệnh khác.

Những xét nghiệm máu nào cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm?

Hầu hết các xét nghiệm máu đều yêu cầu người bệnh nhịn ăn từ 6-8 giờ trước khi tiến hành lấy mẫu máu. Sau khi thu nạp thức ăn vào cơ thể, chất dinh dưỡng sẽ được chuyển hóa thành được glucose. Ruột sẽ hấp thụ đường và biến đổi thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể.  Chính vì thế, thời điểm sau khi ăn lượng đường trong máu tương đối cao. Nếu tiến hành lấy mẫu máu và xét nghiệm lúc này sẽ không thu được kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Tuy nhiên, không phải tất cả các xét nghiệm máu cũng đều phải nhịn ăn. Các xét nghiệm cần nhịn ăn như:
– Xét nghiệm các bệnh về tim mạch: xét nghiệm triglyceride, HDL, Cholesterol, LDL
– Xét nghiệm bệnh tiểu đường: các xét nghiệm liên quan đến mỡ, đường
– Xét nghiệm bệnh về gan, mật: xét nghiệm ALT, AST, GGT
– Xét nghiệm bệnh Gout
Có một số loại xét nghiệm không yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu máu như: Xét nghiệm HIV, các xét nghiệm về miễn dịch, xét nghiệm nội tiết, xét nghiệm bệnh ung thư…

Xét nghiệm máu cần thực hiện định kỳ thường xuyên để chẩn đoán tình trạng sức khỏe

Xét nghiệm máu cần thực hiện định kỳ thường xuyên để chẩn đoán tình trạng sức khỏe

Bao lâu nên xét nghiệm máu tổng quát một lần?

Với người trưởng thành, việc xét nghiệm máu tổng quát nên tiến hành 2 lần mỗi năm. Việc này thường được thực hiện kèm theo định kì khám sức khỏe thường xuyên. Cần thực hiện xét nghiệm công thức máu, đường huyết, mỡ máu, xét nghiệm máu để biết tình trạng men gan và chẩn đoán các bệnh lý về gan.… Xét nghiệm sẽ giúp sớm phát hiện những triệu chứng bệnh và điều trị ngăn chặn bệnh kịp thời.
Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc còn băn khoăn cần được giải đáp cụ thể vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital