Răng mọc lệch là tình trạng nhiều người mắc phải. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như di truyền, những thói quen xấu, kích thước răng, … Lâu ngày, răng mọc lệch sẽ dẫn tới nhiều ảnh hưởng không tốt. Vậy đâu là những cách chỉnh răng mọc lệch hiệu quả?
Menu xem nhanh:
1. Khái quát về tình trạng mọc răng bị lệch
1.1 Thế nào là răng bị mọc lệch?
Răng mọc lệch là tình trạng khi răng không ngay hàng. Điển hình như răng bị hô, răng móm, răng thưa hay răng mọc chen chúc, hở khớp răng cửa, … Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh có thể phải đối diện với một số nguy cơ mắc vấn đề răng miệng nghiêm trọng. Ví dụ như tình trạng răng mọc bị chen chúc, khớp cắn chéo, hở khớp răng cửa, … Lúc này, hàm răng sẽ không thể hoạt động, thực hiện đúng các chức năng.
1.2 Các loại tình trạng răng mọc lệch
Có nhiều kiểu mọc răng lệch khác nhau. Nhìn chung, ta có thể chia làm 3 nhóm răng mọc lệch chính dựa theo vị trí và độ ăn khớp của răng hàm thứ nhất trên và dưới:
– Nhóm 1: Cung hàm đúng vị trí nhưng răng mọc chen chúc nhau. Có trường hợp răng nhỏ hơn so với cung hàm dẫn tới tình trạng răng mọc bị lộn xộn.
– Nhóm 2: Hàm trên bị đưa ra quá nhiều khiến khuôn miệng trông bị hô.
– Nhóm 3: Hàm ở dưới phát triển nhanh hơn hàm trên. Điều này khiến khuôn miệng giống bị móm.
Đối với trẻ nhỏ, nếu như tình trạng này có thể phát hiện sớm, bác sĩ sẽ không thường chỉ định điều trị ngay. Thay vào đó, trẻ cần chờ một khoảng thời gian, kiểm tra răng thường xuyên cho tới khi mọc răng vĩnh viễn. Lúc này, xương hàm cùng khuôn mặt trẻ vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển.
Ngược lại, ở trong một số trường hợp, bác sĩ lại khuyên bệnh nhân nên điều trị sớm. Việc điều trị sớm sẽ hỗ trợ ngăn ngừa những rối loạn nghiêm trọng. Đồng thời, quá trình điều trị sẽ được rút ngắn, đơn giản hơn.
2. Những nguy cơ biến chứng từ răng mọc lệch
2.1 Nguy cơ mắc các bệnh về xương hàm
Khi trẻ mọc răng không đúng với vị trí ở trên cung hàm mà không được điều trị sớm sẽ dẫn tới sinh hoạt thường ngày gặp khó khăn. Từ đó, xương hàm có thể phải chịu một số tác động tiêu cực. Lâu dần, một số bệnh lý sẽ hình thành dẫn tới tình trạng: Trẻ thường xuyên đau đầu, trẻ đau khớp thái dương, …
2.2 Nguy cơ cao mắc các bệnh răng hàm mặt
Với tình trạng răng mọc lệch, quá trình vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn. Một số vị trí ở trên cung hàm sẽ không thể làm sạch hoàn toàn với bàn chải đánh răng thông thường. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những cặn thức ăn thừa mắc vào kẽ hở, hình thành mảng bám. Từ đó, vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi, gây ra các bệnh lý răng miệng.
2.3 Giảm tính thẩm mỹ của hàm răng
Tình trạng mọc răng bị lệch của trẻ thường không quá được để tâm. Tuy nhiên theo thời gian, khi trẻ trưởng thành hơn, sự quan tâm tới tính thẩm mỹ cũng tăng dần. Những vấn đề về hàm răng bị sai lệch khớp cắn lúc này sẽ khó điều trị hơn. Tính thẩm mỹ của toàn gương mặt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này có thể làm trẻ hình thành tâm lý thiếu tự tin, ngại giao tiếp.
2.4 Ảnh hưởng quá trình thực hiện ăn nhai
Quá trình ăn nhai có thể vì răng mọc lệch mà chịu những ảnh hưởng nhất định. Ta sẽ gặp phải những bất tiện do lực cắn không được phân bổ đều. Cùng với đó, quá trình hoạt động cắn xé hay nghiền nát thức ăn sẽ không được đảm bảo. Việc ăn uống sẽ không đem lại cảm giác ngon miệng. Lâu dần, tình trạng chán ăn sẽ xuất hiện, bỏ bữa dẫn tới suy dinh dưỡng.
3. Các cách chỉnh răng mọc lệch
Sau đây là các cách chỉnh răng mọc lệch hiệu quả được nhiều người lựa chọn:
3.1 Niềng răng
Niềng răng là một trong những cách nắn chỉnh răng mọc lệch được nhiều người lựa chọn. Phương pháp này hoạt động dựa trên lực cơ học với lực kéo từ khí cụ chỉnh nha sẽ giúp đưa răng về vị trí phù hợp. Với niềng răng, việc nắn chỉnh răng cần một thời gian dài để có thể tác động lên hàm, răng.
Phương pháp niềng răng thường được áp dụng với những đối tượng bị mọc lệch răng cửa hoặc bị vẩu, hô nặng. Lực kéo từ các khí cụ theo thời gian sẽ giúp khắc phục đáng kể tình trạng răng.
3.2 Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp nắn chỉnh răng mọc lệch mà không cần niềng khá phổ biến. Đặc biệt là với trường hợp răng cửa mọc lệch sẽ thường bọc sứ. Thực hiện bọc răng sứ, bác sĩ sẽ cần mài bớt một phần của mô răng thật để điều chỉnh cho phù hợp, tạo khoảng trống cho mão sứ. Sau đó, phần mão sứ với màu sắc tương đồng răng thật sẽ được chụp lên, đem lại tính thẩm mỹ, đảm bảo chức năng ăn nhai.
3.3 Dán sứ Veneer
Phương pháp dán sứ Veneer sử dụng những tấm sứ mỏng để gắn lên mặt trước của răng. Từ đó bề mặt răng sẽ được cải thiện. Đồng thời, màu sắc răng sẽ được thay đổi, các vết sứt mẻ được che lấp, làm đầy khoảng trống, thay đổi kích thước răng. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện của phương pháp này khá nhanh, chỉ mất 2-3 ngày để hoàn thiện, tuổi thọ lâu dài nếu được chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, dán sứ Veneer chỉ có thể áp dụng với trường hợp răng lệch lạc nhẹ.
3.4 Phẫu thuật xương hàm
Phẫu thuật xương hàm là một giải pháp giúp nắn chỉnh răng mọc lệch với những trường hợp răng bị hô, móm bởi xương hàm phát triển quá mức. Điều này khiến cho những răng khác vẫn mọc bình thường có sự chênh lệch. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt bớt hoặc dịch chuyển phần xương ổ răng về đúng với vị trí.
Phương pháp này giúp khắc phục tình trạng bị hô, móm do xương triệt để. Từ đó, gương mặt có lại sự cân đối, đảm bảo chức năng ăn nhai. Ngoài ra, thời gian thực hiện phẫu thuật khá nhanh chóng chỉ với khoảng 1 giờ. Sau đó, bệnh nhân sẽ cần vài tuần để hồi phục hoàn toàn.
Trên đây là một vài cách chỉnh răng mọc lệch. Khi nhận thấy bản thân mọc răng lệch, người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng và chỉ định điều trị phù hợp.