Bong gân ngón tay cái có dấu hiệu gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Bong gân ngón tay cái là tổn thương dây chằng ở ngón tay bị kéo căng hoặc rách. Ngón tay và ngón tay cái có thể bị bong gân khi chúng bị bẻ cong theo hướng bất thường, thường gặp lúc bàn tay dang ra khi ngã. Có những dấu hiệu bong gân ngón tay mà chúng ta dễ dàng phát hiện ra.

  • Bong gân nên kiêng ăn gì để người bệnh hồi phục nhanh
  • Bong gân NÊN Chườm Nóng hay Lạnh là TỐT NHẤT?
Dấu hiệu bong gân ngón tay cái & Yếu tố làm tăng nguy cơ bong gân

Bong gân ngón tay là tổn thương dây chằng ở ngón tay bị kéo căng hoặc rách.

Dấu hiệu bong gân ngón tay cái

Các triệu chứng của bong gân ngón tay bao gồm:

Đau ở các khớp ở ngón tay, đau khi bẻ các ngón tay, sưng khớp, đau, vận động ngón tay bị hạn chế.

✣ Người bệnh có thể có cảm giác rách hoặc nghe tiếng rắc bên trong các ngón tay.

Chấn thương nghiêm trọng hay rách dây chằng có thể khiến ngón tay yếu và không thể cầm nắm được.

Nguyên nhân gây bong gân ngón tay cái

Dấu hiệu bong gân ngón tay cái & Yếu tố làm tăng nguy cơ bong gân

Bong gân ngón tay có thể là do các tai nạn trong thể thao, ngã,…

Bong gân ngón tay cái có thể là do các tai nạn trong thể thao như khi bóng chạm tay trong trò chơi bóng hoặc bẻ cong ngón tay một cách mạnh bạo. Ngã mạnh cũng có thể dẫn đến bong gân ngón tay cái. Những người đã từng bị chấn thương ngón tay, tay kém linh hoạt hay thiết bị bảo vệ không vừa hoặc không đủ an toàn có nhiều khả năng bị bong gân hơn.

Ngoài ra những yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ bong gân ngón tay

Các yếu tố nguy cơ sau làm tăng nguy cơ bị bong gân:

  • Thiếu luyện tập: Điều này khiến cơ bạn yếu hơn và dễ bong gân hơn
  • Mệt mỏi: Cơ bị mệt sẽ kém hơn trong việc nâng đỡ khớp. Khi bị mệt, bạn cũng không thể vận sức được, làm tăng gánh nặng cho khớp hoặc cơ duỗi quá mức, dẫn đến bong gân.
Dấu hiệu bong gân ngón tay cái & Yếu tố làm tăng nguy cơ bong gân

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và xử lý khi bong gân ngón tay cái

  • Khởi động chưa đúng mức: Khởi động không đúng cách trước khi vận động sẽ làm các cơ giữ chặt, giảm tầm vận động của khớp, khiến cơ bị bó chặt hơn và dễ dàng xảy ra chấn thương hay rách đứt dây chằng cũng như xương khớp.
  • Điều kiện môi trường vận động: Mặt trượt trơn hay không bằng phẳng có thể khiến bạn dễ bị chấn thương.
  • Dùng dụng cụ thiết bị không tốt: Những giày tập hoặc các dụng cụ thể thao chất lượng kém khác có thể gây bong gân cho bạn.

Nếu cần tư vấn về bệnh bong gân ngón tay cái đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0936 388 288 hoặc 1900 558892 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital