Bong gân chân phải làm sao?chữa trị hiệu quả tránh gây tổn thương

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Bong gân chân là hiện tượng khá phổ biến nhiều người mắc phải trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, tìm hiểu bong gân chân phải làm sao để chữa trị hiệu quả tránh gây tổn thương nghiêm trọng là nhu cầu của nhiều người.

1. Bong gân chân là gì?

Bong gân hay giãn dây chằng là sự tổn thương của bao khớp, phổ biến là các dây chằng, thường xảy ra sau một động tác quá mạnh nhưng không gây ra trật khớp hoặc gãy xương. Bong gân chân thường xảy ra khi khớp bị xoắn vặn, dây chằng khớp bị kéo căng ra quá mức. Nếu bị bong gân, người bệnh cần được xử trí đúng để tránh đau và để lại những hậu quả đáng tiếc.

Bong gân chân là hiện tượng khá phổ biến. Vậy bong gân chân phải làm sao?

Bong gân chân là hiện tượng khá phổ biến

2. Bong gân chớ chủ quan

Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết bệnh nhân thường chủ quan với chấn thương này. Quan niệm của người bệnh thường cho rằng bong gân không quan trọng nên tự điều trị.

Dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ.

Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.

3. Bong gân chân phải làm sao?

Ngay sau khi bị bong gân, người bệnh cần cố định bằng cách băng ép chân cho khớp chân tránh hạn chế phù nề tối đa. Trong trường hợp nặng, cần đặt nẹp bột bất động khớp trong tư thế cơ năng.

Khi bị bong gân chân cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị

Khi bị bong gân chân cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị

Nên chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong 4 giờ đầu giúp làm dịu đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù nề tuy nhiên người bệnh không chườm chỗ tổn thương bằng đá trực tiếp mà cần bọc vải để tránh gây bỏng lạnh. Và sau ngày thứ 2, nên ngâm chỗ bị bong gân trong nước ấm từ 3-4 lần trong ngày.

Kê đầu chân bị bong gân lên cao khi nghỉ ngơi và nằm ngủ. Nếu được, nên tập cử động nhẹ nhàng để máu được lưu thông. Không xoa bóp, chườm nóng, tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân để tránh làm giãn mạch, chảy máu phù nề thêm, đồng thời không nên băng quá chặt vì có thể sẽ gây đau nhức, bầm tím thêm chỗ bị bong gân.

Nếu bị bong gân do chơi thể thao, có thể dùng thuốc đặc hiệu xịt vào nơi bong gân để gây tê làm lạnh tại chỗ giúp giảm đau cho người bệnh. Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital