Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn: nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Phương Thảo

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Bọc răng sứ là một trong những giải pháp phục hình hiệu quả cho những hàm răng bị mọc thưa, mọc lệch. Thế nhưng, không ít trường hợp bọc răng sứ bị lệch khớp cắn. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng bị lệch khớp cắn sau khi bọc răng sứ do đâu? Cách khắc phục tình trạng này lệch khớp cắn này như thế nào? Mời quý độc giả đọc ngay bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé.

1. Nguyên nhân gây lệch khớp cắn sau khi bọc răng sứ do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn là tình trạng khớp cắn hàm trên và hàm dưới không ăn nhập với nhau. Tình trạng này vừa gây cảm giác trong miệng bị cộm, rất khó chịu, vừa khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn, bất tiện. Lâu dần, tình trạng này còn có thể gây ảnh hưởng tới khớp thái dương, thay đổi cả cấu trúc khuôn mặt.

Theo các chuyên gia, việc bọc răng sứ gây tình trạng lệch khớp cắn có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

1.1. Sai sót trong quá trình lấy dấu răng và thiết kế răng sứ

Theo quy trình bọc răng sứ, sau khi mài cùi răng, bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện việc lấy dấu răng rồi gửi về phòng labo để thiết kế răng sứ theo đúng kích thước trên mẫu hàm. Nếu quá trình lấy dấu răng được thực hiện sai cách, thì thông số trên dấu răng sẽ không khớp với răng thực tế. Chính sai sót này dẫn tới việc mão răng sứ không sát với cùi răng của khách hàng, khi úp mão răng lên sẽ gây tình trạng sai lệch khớp cắn. Hoặc trường hợp nha sĩ lấy dấu răng đúng cách nhưng quy trình chế tạo mão răng xảy ra sai sót thì kết quả mão sứ không khớp với cùi răng của khách hàng vẫn có thể xảy ra.

1.2. Kỹ thuật lắp răng sứ kém

Thao tác kỹ thuật để úp mão sứ lên cùi răng rất quan trọng, đòi hỏi nha sĩ phải cẩn thận, tỉ mỉ, chuẩn xác để có thể cố định mão sứ nằm sát khít với cùi răng và nướu, không tạo ra bất kì khe hở nào. Trường hợp các bác sĩ có tay nghề kém, ít kinh nghiệm, lắp mão sứ vào cùi răng gốc nhưng lại không sát khít có thể gây ra tình trạng lệch khớp cắn hoặc để lộ khe hở. Khe hở này sẽ tạo điều kiện cho vụn thức ăn, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cùi răng, tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm hoặc phá hủy hoàn toàn cùi răng thật.

1.3. Không tiến hành lấy cao răng trước khi bọc răng sứ

Thông thường, kiểm tra và làm sạch răng luôn là bước quan trọng cần phải có trong quy trình bọc răng sứ. Thế nhưng, tại nhiều đơn vị nha khoa thiếu uy tín, bước này đã bị bỏ qua và trở thành một trong những nguyên nhân khiến răng sau bọc sứ bị sai khớp cắn. Hơn thế, việc không lấy cao răng trước khi bọc sứ còn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công cùi răng thật, gây viêm nhiễm và các bệnh răng miệng về sau.

1.4. Mài răng bọc sứ không chuẩn xác

Mài cùi răng là một kỹ thuật quan trọng trong quá trình bọc răng sứ để tạo điểm trụ cho mão sứ phía ngoài. Nếu bước mài răng được thực hiện không chính xác, mão sứ và cùi răng thật có thể không ăn khớp tuyệt đối, thì sẽ dẫn đến hệ quả lệch khớp cắn. Hoặc việc mài quá mức cũng có thể làm yếu cấu trúc răng, giảm độ bền của răng sứ.

1.5. Sử dụng mão răng sứ không đảm bảo chất lượng

Dù thiết kế và lắp răng sứ đúng chuẩn, nhưng nếu mão răng sứ không có nguồn gốc rõ ràng và gây kích ứng trong môi trường miệng, thì vẫn có thể dẫn đến hệ quả lệch khớp cắn sau khi bọc sứ.

Như vậy, từ những nguyên nhân khiến răng bị lệch khớp cắn sau bọc răng sứ bên trên, có thể thấy việc lựa chọn nha khoa uy tín để bọc răng sứ rất quan trọng. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa những sai sót có thể xảy ra trong quy trình bọc răng sứ, ngăn ngừa các hệ lụy kéo theo sau đó như: lệch khớp cắn, viêm răng miệng…

2. Những hệ quả của việc bọc răng sứ bị lệch khớp cắn

Tình trạng sai lệch khớp cắn sau khi bọc răng sứ có thể gây ra nhiều hệ lụy tới sức khỏe và thẩm mỹ của người bọc răng sứ:

2.1. Gây anh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng sau bọc sứ

Lệch khớp cắn gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng

Lệch khớp cắn gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng

Sai lệch khớp cắn sau khi bọc răng sứ làm cho việc cắn xé và nhai thức ăn trở nên khó khăn, gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng bữa ăn và quá trình tiêu hóa của người đã bọc răng sứ. Điều này cũng có thể gây ra tình trạng phát âm không đúng khi nói chuyện, do vị trí của lưỡi và môi đã bị ảnh hưởng. Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi cơ, mỏi hàm khi thực hiện các hoạt động như nói chuyện hay ăn nhai cũng có thể xảy ra.

2.2. Gây mất thẩm mỹ

Mục tiêu chính của việc bọc răng sứ là để cải thiện thẩm mỹ và làm đẹp nụ cười. Tuy nhiên, nếu sau khi bọc răng sứ xảy ra tình trạng lệch khớp cắn, thì cấu trúc khuôn mặt của người đã bọc răng sứ cũng có thể trở nên không đối xứng. Đặc biệt, nếu lệch khớp cắn ở nhóm răng cửa, thì nụ cười của người đã bọc răng sứ sẽ trở nên thiếu tự nhiên, giảm thẩm mỹ. Tâm lý thiếu tự tin trong giao tiếp cũng có thể nảy sinh do răng bọc sứ bị sai lệch khớp cắn.

2.3. Tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các vấn đề về sức khỏe răng miệng

Tình trạng sai lệch khớp cắn xảy ra sau khi bọc răng sứ có thể tạo ra kẽ hở giữa mão răng sứ và cùi răng thật, tạo điều kiện thuận lợi vi khuẩn phát triển, sinh sôi. Do đó, người đã bọc răng sứ bị sai lệch khớp cắn nếu không được khắc phục sớm có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về răng miệng như: viêm nướu, viêm loét miệng, gặp khó khăn trong việc làm sạch răng…

3. Những khắc phục tình trạng lệch khớp cắn sau khi bọc mão sứ

Hãy bọc sứ tại nha khoa uy tín để đảm bảo hiệu quả phục hình thẩm mỹ và khả năng ăn nhai tốt nhất

Hãy bọc sứ tại nha khoa uy tín để đảm bảo hiệu quả phục hình thẩm mỹ và khả năng ăn nhai tốt nhất

Hiện nay, có nhiều cách để khắc phục tình trạng bị lệch khớp cắn sau khi bọc sứ cho răng. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng, mức độ bị lệch khớp cắn của khách hàng.

3.1. Điều chỉnh răng bọc sứ

Răng bọc sứ bị lệch khớp cắn ở mức độ nhẹ, nguyên nhân do kỹ thuật lắp mão răng không sát khít thì khách hàng có thể tái khám để được bác sĩ nha khoa xem xét và điều chỉnh răng bọc sứ cho chuẩn xác. Theo cách này, bác sĩ nha khoa sẽ mài một số phần của răng bọc sứ nhằm giúp khớp cắn của hai hàm khớp với nhau hơn, cấu trúc hàm cũng thêm cân đối hơn.

3.2. Thay mão răng sứ mới

Với trường hợp sau bọc răng sứ bị sai lệch khớp cắn do tỷ lệ mài cùi răng gốc không khớp với mão sứ thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo mão sứ đã lắp ra để điều chỉnh lại cùi răng. Tiếp đó, bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện lấy dấu mẫu hàm để tạo mão răng sứ mới, khớp chính xác với cùi răng gốc của khách hàng.

Thực tế, việc bọc răng sứ bị lệch khớp cắn dù đã điều chỉnh lại nhưng không ít trường hợp vẫn để lại ảnh hưởng không tốt tới cùi răng gốc. Vì thế, để đảm bảo việc bọc sứ cho răng được diễn ra thuận lợi, không sai sót, bạn hãy sáng suốt tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm để “gửi gắm” hàm răng của mình. Nếu vẫn còn đắn đo lựa chọn, hãy liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được bác sĩ chuyên môn của chúng tôi tư vấn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital