“Bỏ túi” những lưu ý khi niềng răng để đạt hiệu quả tốt nhất

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Trong rất nhiều thẩm mỹ răng khác nhau, niềng răng được đánh giá là phương pháp an toàn và có hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, nắm rõ những lưu ý khi niềng răng sẽ giúp hiệu quả cao hơn và hạn chế được tối đa việc mắc các bệnh lý răng miệng.

1. Thông tin chung về niềng răng

1.1 Tìm hiểu về niềng răng

Niềng răng là phương pháp giúp điều chỉnh những khuyết điểm của răng như hô, móm, lệch, thưa, lộn xộn…Răng sẽ dần dần được đưa về đúng vị trí trên cung hàm, từ đó giúp người bệnh tự tin hơn và hạn chế tối đa được các bệnh lý răng miệng.

Niềng răng

Sau khi niềng răng, người bệnh sẽ lấy lại tự tin và hạn chế mắc các bệnh lý răng miệng

1.2 Các phương pháp niềng răng

Tuỳ thuộc vào nhu cầu cũng như khả năng tài chính của từng người, có rất nhiều phương pháp niềng răng được sử dụng hiện nay như:

– Niềng răng bằng mắc cài sắt.

– Niềng răng bằng mắc cài sứ.

– Niềng răng bằng mắc cài có chốt tự động.

– Niềng răng bằng mắc cài mặt đeo mặt trong.

Niềng răng trong suốt Invisalign.

2. Những lưu ý khi niềng răng

2.1 Trước khi niềng răng

– Tìm hiểu kỹ thông tin của các cơ sở nha khoa và lựa chọn cơ sở được Bộ Y tế cấp phép, được nhiều khách hàng lựa chọn và có danh tiếng trong lĩnh vực răng hàm mặt.

– Nhờ bác sĩ tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp với tình trạng răng cũng như khả năng tài chính của bản thân.

– Điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng (nếu có) trước khi thực hiện niềng răng.

2.2 Trong khi niềng răng

– Tuân thủ đúng theo lịch hẹn tái khám của bác sĩ để quy trình niềng răng đạt hiệu quả cao nhất.

– Không tự ý dùng lưỡi, các vật khác tác động lên răng vì khi niềng thì răng còn yếu nên dễ bị di chuyển.

– Đối với loại niềng trong suốt có thể tháo lắp được, bạn không nên lạm dụng tháo ra nhiều quá mà cần đeo tối thiểu 22h/ngày.

– Không nên quá kiêng khem mà nên ăn đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần chú ý ăn những đồ ăn lỏng, mềm và tránh ăn những món cứng, dai, sử dụng quá nhiều lực của răng. Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo không nên ăn những thực phẩm có nhiều đường hoặc có màu vì có khả năng gây sâu răng và biến đổi màu răng.

– Vệ sinh răng miệng thật kỹ. Ngoài đánh răng đúng cách, nên sử dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ khác như súc miệng nước muối, dùng chỉ nha khoa hay tăm nước.

– Nếu gặp bất thường trong quá trình niềng như dị ứng với khí cụ, bị tuột mắc cài, dây cung chọc vào lợi….thì cần liên hệ sớm với bác sĩ để được điều chỉnh và không ảnh hưởng đến liệu trình.

Ngoài đánh răng, bạn nên sử dụng các biện pháp làm sạch khác như súc miệng nước muối, chỉ nha khoa hay tăm nước để làm sạch toàn diện

Ngoài đánh răng, bạn nên sử dụng các biện pháp làm sạch khác như súc miệng nước muối, chỉ nha khoa hay tăm nước để làm sạch toàn diện

2.3 Sau khi niềng răng

– Thăm khám răng miệng định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng sau khi niềng cũng như sức khoẻ răng miệng tổng thể.

3. Niềng răng có gây đau không?

Thời gian niềng răng trung bình là từ 1.5 đến 2 năm. Trong suốt quá trình này, sẽ đôi lúc bạn có cảm giác căng tức, đau ê ẩm ở răng. Đó là những giai đoạn sau:

3.1 Răng được tách kẽ

Đây là giai đoạn khi chuẩn bị niềng răng. Mục đích của việc tách kẽ này là giúp cho tạo được khoảng trống giữa các răng để giúp răng di chuyển. Chính vì vậy, bạn sẽ có cảm giác hơi căng tức, khó chịu và đau khi ăn nhai. Tuy nhiên, cảm giác này dễ giảm dần khi bạn đã quen với niềng.

3.2 Sau khi gắn mắc cài 1 tuần

Đây cũng là một giai đoạn gây đau cho người bệnh. Lúc này, dưới tác dụng của khí cụ chỉnh nha, răng bắt đầu di chuyển nhiều về vị trí mong muốn nên cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện. Thêm vào đó, bạn bắt đầu phải làm quen với sự có mặt của khí cụ trong khoang miệng nên sẽ có cảm giác cộm và khó chịu. Tuỳ vào cơ địa cũng như độ nhạy cảm của từng người, cảm giác đau sẽ khác nhau. Cảm giác này sẽ nhanh chóng hết khi răng đã di chuyển ổn định và bạn quen với niềng răng.

3.3 Khi nhổ răng

Trong một vài trường hợp, bạn cần phải nhổ răng để có khoảng trống cho những răng khác di chuyển. Có thể việc nhổ răng sẽ khiến bạn có cảm giác hơi đau một chút. Tuy nhiên, nếu lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín thì cảm giác này không có nhiều và cũng đảm bảo được an toàn, không xảy ra biến chứng khi nhổ răng.

3.4 Khi siết răng định kỳ

Khi niềng răng, bạn sẽ cần phải tái khám định kỳ để bác sĩ quá trình di chuyển của răng cũng như kịp thời điều chỉnh nếu có bất thường. Đặc biệt, bác sĩ sẽ thực hiện siết răng vào một số giai đoạn để kéo cho răng di chuyển. Việc này sẽ khiến bạn có cảm giác đau, ê tức trong 2 ngày đầu. Có những người không hề có cảm giác này hoặc cảm giác đau rất ít.

những lưu ý khi niềng răng

Việc siết định kỳ giúp di chuyển răng có thể sẽ khiến bạn có cảm giác đau nhức

Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về chủ đề “những lưu ý khi niềng răng“. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện niềng răng nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital