Biểu hiện sớm cần đi kiểm tra tầm soát ung thư phổi ngay

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Nhiều người thường chủ quan và bỏ qua những triệu chứng nhẹ, thông thường như: ho, khàn tiếng, mệt mỏi,…Tuy nhiên, ít ai biết rằng đó là “cảnh báo” ngầm cho sự xuất hiện của ung thư phổi giai đoạn đầu. Nếu không kiểm tra tầm soát ung thư phổi thì rất dễ tạo cơ hội cho bệnh tiến triển nặng hơn. Lúc này tiên lượng kéo dài sự sống rất thấp, chưa đến 5 năm.

1. Các biểu hiện của ung thư phổi giai đoạn đầu

1.1. Ho kéo dài

Ho là biểu hiện điển hình nhất của ung thư phổi ở giai đoạn khởi phát. Tuy nhiên, rất nhiều người chủ quan với biểu hiện này vì nghĩ rằng ho do viêm họng. Thực tế, các trường hợp ung thư phổi có biểu hiện ho chiếm tới 70%. Cơn ho tăng dần theo thời gian, dù đã dùng thuốc nhưng triệu chứng không thuyên giảm.

Để dựa vào mỗi biểu hiện ho rồi kết luận mắc ung thư phổi là không đủ. Bởi ho có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

– Do dị ứng

– Do hen suyễn

– Do tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

– Do viêm phế quản cấp

– Do tiếp xúc trong môi trường với nhiều khói bụi, hóa chất

Vì vậy, ho kéo dài, không rõ nguyên nhân và uống thuốc không đỡ thì cần đến cơ sở y tế kiểm tra càng sớm càng tốt.

dấu hiệu ung thư phổi

Ho lâu ngày không khỏi có thể là biểu hiện của ung thư phổi giai đoạn đầu

1.2. Khàn tiếng, khó thở

Đi kèm với ho là biểu hiện khàn tiếng, khó thở. Đây có thể là ảnh hưởng từ dấu hiệu ho nhiều ngày liên tục không khỏi:

– Giọng nói thay đổi, tone giọng trở nên khàn đặc hơn

– Đường thở khó khăn, khò khè rất khó chịu

Những biểu hiện này rất dễ lầm tưởng rằng cơ thể làm việc quá sức, mắc các bệnh viêm họng, cảm cúm,… Nhưng thực tế rằng đây có thể là triệu chứng báo hiệu có khối u phát triển trong phổi. Do đó nó làm cản trở việc hô hấp, đem tới khó chịu cho bạn. Khi thấy có thể xuất hiện triệu chứng khó thở, khàn tiếng thì bạn nên đi kiểm tra tầm soát ung thư phổi càng sớm càng tốt.

1.3. Mệt mỏi, đau nhức cơ

Một trong những biểu hiện làm cho người bệnh chủ quan với ung thư phổi chính là người mệt mỏi, đau nhức cơ. Bởi đây là biểu hiện thông thường mà ai cũng gặp phải mỗi ngày. Nguyên nhân rất đa dạng như:

– Công việc nặng nhọc, làm việc căng thẳng 1 hoặc nhiều ngày liên tục.

– Đi lại nhiều.

– Thiếu ngủ hoặc mất ngủ.

– Ăn uống không đủ bữa, gây thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên xem nhẹ triệu chứng nhìn có vẻ rất “phổ biến này”. Bởi mệt mỏi, đau nhức cơ cũng là tín hiệu cảnh báo ung thư phổi giai đoạn đầu. Vì các chất do tế bào ung thư sản sinh ra tác động trực tiếp đến quá trình trao đổi oxy, sản xuất máu và quá trình phóng thích năng lượng cơ thể.

ung thư phổi có biểu hiện gì

Mệt mỏi thường xuyên không rõ nguyên nhân cũng không được chủ quan

1.4. Sụt cân nhanh không chủ đích

Nếu bạn không có chủ động giảm cân hoặc tập thể dục mà cân nặng sụt giảm đột ngột thì cần hết sức lưu ý. Điều này có thể là do ung thư phổi gây nên. Ban đầu bạn sẽ có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon. Theo thời gian, khi cơ thể không được nạp đủ chất sẽ sụt giảm nhanh chóng.

Ngoài ra có những dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu ít gặp hơn như:

– Nuốt khó khi ăn uống

– Ngón tay, móng tay thay đổi màu sắc

– Da hơi nhợt nhạt

2. Kiểm tra tầm soát ung thư phổi sớm quan trọng như thế nào?

Việc kiểm tra tầm soát ung thư phổi sớm có vai trò rất quan trọng trong dự phòng và điều trị bệnh. Trước hết hãy tìm hiểu xem ung thư phổi có bao nhiêu giai đoạn nhé.

2.1. Các giai đoạn của ung thư phổi

Hầu hết các trường hợp được phát hiện là ung thư phổi không tế bào nhỏ. Gồm 4 giai đoạn sau:

– Giai đoạn I: Khối u nhỏ, chưa di căn.

– Giai đoạn II: Kích thước u không quá lớn, nhưng có di căn vào 1 hạch bạch huyết của phế quản – phổi.

– Giai đoạn III: Khối u đã di căn khỏi giới hạn của phổi hoặc di căn nhiều vào các hạch bạch huyết ngoại vi.

– Giai đoạn IV: Khối u đã di căn sang các cơ quan khác.

2.2. Vai trò của kiểm tra tầm soát ung thư phổi sớm

Nếu như ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn đầu thì hiệu quả điều trị rất cao, có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Do đó, bạn không được bỏ lỡ “thời điểm vàng” ngăn chặn ung thư bằng cách tầm soát ung thư phổi định kỳ hàng năm.

Kiểm tra và sàng lọc ung thư từ 1-2 lần/năm giúp bạn:

– Biết được bản thân có nguy cơ mắc ung thư phổi hay không.

– Phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể, điển hình như khối u với kích thước nhỏ.

– Nhận phác đồ điều trị kịp thời nếu kết luận chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn đầu.

– Ngăn chặn biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

– Quá trình điều trị nhanh chóng. không mất nhiều thời gian

– Giảm thiểu chi phí điều trị.

– Tăng tiên lượng sống, đồng thời giảm tỷ lệ tử vong do ung thư gây ra.

kiểm tra tầm soát ung thư phổi

Nên chủ động sàng lọc ung thư phổi hàng năm kể cả khi khỏe mạnh

2.3. Kiểm tra tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

Để kiểm tra xem có sự xuất hiện của ung thư phổi hay không, bạn sẽ phải thực hiện các phương pháp khám chuyên sâu. Bao gồm:

– Khám lâm sàng. Bước khám này sẽ thực hiện nghe tim phổi và khai thác tiền sử bệnh.

Xét nghiệm máu với mục đích tìm dấu ấn ung thư. Với ung thư phổi, dấu ấn đặc trưng là  CEA, NSE, Cyfra 21-1,.. Nếu kết quả nồng độ của các chỉ số này tăng cao bất thường thì có thể nghi ngờ do ung thư phổi gây ra.

– Chẩn đoán hình ảnh. Gồm chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ MRI. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh có ý nghĩa hỗ trợ quan trọng trong chẩn đoán cuối cùng.

Chụp CT

Chụp CT trong quá trình sàng lọc ung thư phổi

Và để có được kết quả sàng lọc ung thư phổi chính xác nhất, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín và được đánh giá tốt. Hệ thống Y tế Thu Cúc – TCI là một trong những địa chỉ tầm soát ung thư được nhiều người dân tin chọn. Ở Thu Cúc TCI có đa dạng gói tầm soát ung thư cho bạn lựa chọn tùy vào nhu cầu. Các gói khám được xây dựng đầy đủ danh mục khám, theo một quy trình khoa học. Đồng thời, Thu Cúc TCI cũng ứng dụng loạt máy móc y tế hiện đại hàng đầu giúp cho trải nghiệm thăm khám của bạn thêm nhẹ nhàng – không đau, không khó chịu.

Kiểm tra tầm soát ung thư phổi rất quan trọng và cần thiết. Việc làm này cần được thực hiện từ sớm và duy trì hàng năm. Nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện bất thường trên, bạn hãy tới ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và đánh giá nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital