Bị u nang buồng trứng khi đang mang thai làm thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Nhiều chị em phụ nữ có thai mà bị u nang buồng trứng dẫn đến lo lắng, hoang mang, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy bị u nang buồng trứng khi đang mang thai phải làm thế nào? Chị em hãy tìm hiểu những thông tin trong bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc này.

1. Bị u nang buồng trứng khi đang mang thai có nguy hiểm không?

Nguyên nhân bị u nang buồng trứng khi mang thai chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố và thường sẽ tự mất đi sau 12 tuần thai. Đa số các trường hợp u lành tính nên chỉ cần theo dõi và xét can thiệp đồng thời khi sinh (nếu sinh mổ) hay sau khi sinh.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp nang to, xuất hiện nhiều có thể gây đau bụng hay biến chứng chảy máu, ảnh hưởng không tốt cho cả thai nhi và mẹ.

Có trường hợp nang noãn phát triển, gây sảy thai hoặc cản trở thai nhi phát triển hoàn chỉnh trong tử cung. Do đó, mẹ cũng không nên chủ quan với bệnh này mà cần thăm khám định kỳ.

2. Những đối tượng được chỉ định mổ u nang buồng trứng khi đang mang thai

Những trường hợp sau thường được chỉ định mổ u nang buồng trứng khi đang mang thai:

Trường hợp thai bình thường, không có dấu hiệu dọa sảy thai.

Có nang buồng trứng thực thể, không có dấu hiệu nghi ngờ u nang ác tính cả về lâm sàng và siêu âm.

Có đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật cắt nang buồng trứng qua nội soi như tử cung, khối u không quá to, ổ bụng không có sẹo mổ cũ.

Độ tuổi trung bình của thai phụ có thể thực hiện phẫu thuật nội soi trong thai kỳ là từ 19-40 tuổi.

Thai được từ 13-14 tuần tuổi, với kích thước trung bình của nang buồng trứng từ 5-15cm mới có thể thực hiện phẫu thuật u nang buồng trứng. Trường thợp thai dưới 13 tuần tuổi không nên phẫu thuật để tránh gây sảy thai do làm tổn thương hoàng thể thai nghén và tránh can thiệp không cần thiết vào khối u cơ năng của buồng trứng.

U nang buồng trứng khi đang mang thai

U nang buồng trứng khi đang mang thai

3. Kỹ thuật xử trí u nang buồng trứng khi đang mang thai

Có 2 phương pháp mổ u nang buồng trứng khi đang mang thai: Cắt nang buồng trứng hay còn gọi là bóc tách nang buồng trứng và cắt buồng trứng cùng với nang (đôi khi là cắt phần phụ nếu có cắt cả vòi tử cung).

Đối với u nang buồng trứng không xoắn, phẫu thuật bóc tách nang bảo tồn buồng trứng được thực hiện trong hầu hết các trường hợp. Đối với nang buồng trứng xoắn, tỷ lệ phải cắt buồng trứng là trên 70%.

Bị u nang buồng trứng khi mang thai phải làm sao

Bị u nang buồng trứng khi mang thai phải làm sao?

4. Khó khăn nếu mổ u nang buồng trứng khi đang mang thai

Mổ u nang buồng trứng khi đang mang thai thường gặp một số khó khăn như:

Thao tác cắt u buồng trứng thường khó hơn các trường hợp không có thai vì không gian nhỏ hẹp lại do thể tích tử cung choán hết tiểu khung.

Tình trạng sung huyết trong thai kỳ cũng là yếu tố làm cho phẫu thuật khó khăn hơn, dễ bị chảy máu, cầm máu khó hơn.

Một số trường hợp, khối u nằm trong túi cùng Douglas. Việc lấy khối u ra khỏi túi cùng Douglas đôi khi gặp nhiều khó khăn do tử cung to. Đặc biệt khó nếu đó là một khối u bị dính vào cùng đồ sau (hay gặp trong u lạc nội mạc tử cung của buồng trứng).

Sau mổ có thể dùng progesteron để ức chế cơn co tử cung và thuốc giảm cơn co tử cung (Spasfon) với mục đích dự phòng sảy thai.

Lưu ý khi mổ u nang buồng trứng ở phụ nữ mang thai

Lưu ý khi mổ u nang buồng trứng ở phụ nữ mang thai

5. Phòng ngừa u nang buồng trứng trước khi mang thai

Để tránh gặp nguy hiểm do u nang buồng trứng, chị em phụ nữ nên phòng ngừa bệnh trước khi mang thai.

Không nên lạm dụng các loại thuốc tránh thai hay các biện pháp phá thai nhiều lần

Ăn uống, tập luyện khoa học để tránh tình trạng béo phí (đây cũng là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng mắc u nang buồng trứng)

Quan trọng nhất là khám phụ khoa định kỳ hàng năm hoặc tốt nhất là 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và điều trị sớm các bệnh nếu có trước khi mang thai. Vì những biểu hiện của u nang buồng trứng hay những bệnh phụ khoa khác rất khó tự phát hiện mà phải thông qua việc thăm khám trực tiếp.

Chị em nên ăn uống và sinh hoạt khoa học để phòng ngừa các bệnh phụ khoa

Chị em nên ăn uống và sinh hoạt khoa học để phòng ngừa các bệnh phụ khoa

Bài viết trên đây đã giải đáp cho thắc mắc bị u nang buồng trứng khi đang mang thai làm thế nào của chị em. Hy vọng những thông tin đó đã giúp ích cho các chị em. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp. Chúc các chị em sức khỏe!

Tin liên quan

  • U nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ
  • Xử trí u nang buồng trứng khi có thai
  • U nang buồng trứng có nên uống sữa đậu nành

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital