Bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe hay không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Hoạt động thể thao với người đau khớp gối được xem là tương đối khó khăn, vì vậy nhiều người thường tỏ ra e ngại và né tránh việc vận động. Vậy, thực sự người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe hay không? Cùng đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không và các vấn đề liên quan

1.1. Giải đáp: Bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe hay không?

Đau khớp gối là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở nhiều đối tượng từ người trẻ đến cao tuổi. Thông thường, vấn đề này đến từ việc người bệnh bị vận động quá sức, béo phì, gặp chấn thương hoặc do bị lão hóa. Bệnh đau khớp khối gây nên những cơn đau nhức, sưng tấy hoặc bị viêm nhiễm khiến cho người mắc có xu hướng né tránh các hoạt động thể thao như đạp xe,…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về cơ xương khớp, việc đạp xe một cách khoa học sẽ có tác dụng giúp kích thích hoạt động bôi trơn ở các khớp từ đó hỗ trợ cho việc điều trị và phục hồi các tổn thương. Đi kèm với đó, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối khi đạp xe còn nhận được một số lợi ích như:

– Giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu tới các quan để khớp gối nhận đủ dưỡng chất cần thiết.

– Giúp kích thích khả năng vận động của khớp từ đó nâng cao sự đàn hồi, dẻo dai cho vùng ổ khớp.

– Giúp phát huy sức mạnh cơ bắp và làm giảm áp lực lên hệ thống cơ xương khớp.

– Giúp làm giảm lượng Cholesterol xấu tồn tại trong khớp. đồng thời ngăn cản tình trạng bị thừa cân, béo phì.

– Giúp cho người bệnh được giải tỏa tâm lý, giảm bớt sự căng thẳng.

thoái hóa khớp gối có nên đạp xe hay không

Đạp xe là phương pháp giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng

1.2. Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe và cách luyện tập đúng

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối thường không thể vận động mạnh như người bình thường. Do đó, họ cần phải đảm bảo thực hiện các bài tập theo đúng quy trình cùng với nhịp độ phù hợp. Dưới đây là một số cách thức chạy xe giúp giảm đau hiệu quả cho người bị thoái hóa khớp gối.

Có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi đạp xe

Hệ thống xương khớp của bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối không được khỏe mạnh như của người bình thường. Vì vậy, việc chuẩn bị những dụng cụ cần thiết trước khi đạp xe là điều cần thiết giúp đảm bảo cho quá trình tập luyện diễn ra an toàn.

Dưới đây là một số vấn đề mà người bệnh cần lưu ý và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đạp xe:

– Hãy lựa chọn chiếc xe đạp phù hợp với thể chất của người tập, không nên chọn xe quá cao hoặc quá thấp.

– Nên mang giày thể thao có kích thước phù hợp, làm bằng nhựa dẻo, độ đàn hồi và lực ma sát tốt.

– Nên lựa chọn bộ đồ rộng rãi, thoáng mát, ưu tiên bộ đồ được làm bằng các chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt.

– Mang theo dụng cụ hỗ trợ đạp xe như thiết bị bảo hộ, bình nước hoặc dụng cụ giúp phòng ngừa cơn đau đột ngột xuất hiện.

– Đạp xe ở địa hình đạp xe, có bóng mát vào ban ngày và đèn điện vào ban đêm.

Thực hiện đạp xe chậm rãi với tần suất hợp lý

Ngoài việc chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, người bệnh cũng nên tuân thủ một số vấn đề như cách thức, thời lượng và tần suất đạp xe.

Cụ thể, dưới đây là cách đạp xe cho người bị đau khớp gối được các chuyên gia khuyên dùng:

– Khi bắt đầu tập đạp xe, người bệnh nên đạp một cách chậm rãi trong khoảng từ 5 – 7 phút để các khớp được dần làm quen với bài tập.

– Sau khoảng thời gian này thì người bệnh có thể tăng cường mức độ tập luyện nhưng không nên thực hiện với cường độ quá mạnh, bởi điều này dễ khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nặng.

– Vào những ngày đầu, người bệnh nên đạp xe khoảng 10 – 15 phút/lần và với tần suất 5 lần/tuần. Đến những tuần tiếp theo, thời lượng đạp xe có thể tăng dần lên nhưng không nên quá 30 phút/lần.

trả lời thoái hóa khớp gối có nên đạp xe

Người bệnh cần đạp xe đúng cách để giúp cải thiện tình trạng bệnh

2. Người thoái hóa khớp gối cần lưu ý gì khi đi xe đạp?

Luyện tập đạp xe khi bị thoái hóa khớp gối mang lại nhiều hiệu quả trị bệnh tích cực. Tuy nhiên, việc người bệnh vô tình luyện tập sai cách sẽ khiến cho họ phải đối mặt với nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Do đó, trong quá trình đạp xe người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

– Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện đạp xe để biết rõ mình cần làm gì và không làm gì.

– Trong quá trình đạp xe, nếu thấy ổ khớp có triệu chứng bất thường, cảm giác sưng, đau trở nặng hơn thì cần tạm dừng việc tập luyện và đến ngay cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra.

– Thời điểm phù hợp để đạp xe nhất là sau các bữa ăn từ khoảng 2 – 3 giờ hoặc đạp xe vào buổi sáng sớm.

– Cần chú ý thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có được tinh thần thoải mái cao nhất.

– Nên kết hợp đạp xe với điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà, xây dựng chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh.

giải đáp thoái hóa khớp gối có nên đạp xe

Nên kết hợp đạp xe với chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý

Như vậy bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đầy đủ thông tin về vấn đề thoái hóa khớp gối có nên luyện tập đạp xe hay không. Hy vọng qua những nội dung này sẽ giúp người mắc bệnh có thêm kiến thức trong việc điều trị và phục hồi tổn thương của mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital