Bị tắc tia sữa lâu ngày làm sao để chữa khỏi?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tắc tia sữa là tình trạng không hiếm gặp ở nhiều chị em sau khi sinh em bé, đặc biệt là những mẹ sinh con đầu lòng và chưa có nhiều kinh nghiệm. Mẹ bị tắc tia sữa lâu ngày sẽ phải chịu nhiều mệt mỏi, đau đớn và sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

1. Biểu hiện của tình trạng tắc tia sữa

Khi mới bị tắc tia sữa, mẹ sẽ cảm thấy bầu ngực có dấu hiệu căng tức như căng sữa, nhưng khi cho con bú thì sữa chỉ chảy ra nhỏ giọt, khi vắt sữa cũng chỉ chảy ra rất ít. Nguyên nhân là do ống dẫn sữa đang bị tắc bởi các cục sữa đông, nên sữa không thể chảy ra ngoài được.

Tắc tia sữa làm bầu ngực mẹ bị căng tức như căng sữa, nhưng khi cho con bú thì sữa chỉ chảy ra nhỏ giọt

Tắc tia sữa làm bầu ngực mẹ bị căng tức như căng sữa, nhưng khi cho con bú thì sữa chỉ chảy ra nhỏ giọt

Tắc tia sữa để càng lâu, mẹ sẽ càng mệt mỏi, cơ thể suy nhược, xuất hiện nhiều cục sữa đông, càng ngày càng căng tức, sốt cao, ớn lạnh, mất nước,…

2. Bị tắc tia sữa lâu ngày có sao không?

Tắc tia sữa lâu ngày thường xảy ra với những mẹ lần đầu sinh con chưa có nhiều kinh nghiệm, mẹ không biết mình bị tắc sữa, hoặc mẹ đã từng điều trị tắc sữa nhưng không có hiệu quả.

Khi bị viêm tắc tuyến sữa lâu ngày, mẹ sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm tuyến vú, áp xe vú, hình thành các dải xơ hoá, hoại tử tuyến vú,…

Bị tắc tia sữa lâu ngày, mẹ sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm tuyến vú, áp xe vú,...

Bị tắc tia sữa lâu ngày, mẹ sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm tuyến vú, áp xe vú,…

– Viêm tuyến vú xảy ra do sữa ứ đọng lâu ngày tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

– Áp xe tuyến vú – hậu quả của viêm tuyến vú không được điều trị. Mủ tập trung ở trong các mô vú gây đau nhức sâu bên trong vú và chảy mủ.

– Hình thành các dải xơ hóa hoặc khối u xơ trong bầu vú khiến bệnh tái phát nhiều lần.

– Tuyến vú bị hoại tử khi các khối mủ vỡ ra và đi vào máu, đồng thời gan thận cũng bị tổn hại nghiêm trọng.

Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa tự nhiên bị ảnh hưởng, dần dần mẹ sẽ bị mất sữa hoàn toàn, không có sữa cho con bú và phải nuôi trẻ bằng sữa ngoài.

3. Tắc tia sữa lâu ngày làm sao để chữa khỏi?

Mấu chốt của việc điều trị tắc tia sữa là phải làm tan các cục sữa đông bị ứ đọng trong ống dẫn sữa, giúp khai thông dòng chảy của sữa. Cách tốt nhất để chữa khỏi hoàn toàn tắc tia sữa lâu ngày là đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Khoa Phụ Sản của Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc TCI đã và đang là một trong những địa chỉ y tế đáng tin cậy được nhiều mẹ tin tưởng chọn là nơi thăm khám và điều trị tắc tia sữa.

Tại bệnh viện Thu Cúc, mẹ sẽ được các bác sĩ Sản khoa đầu ngành trực tiếp thăm khám, siêu âm để kiểm tra tình trạng, mức độ viêm tắc tia sữa và dựa trên kết quả đó để chỉ định liệu trình dịch vụ thông tắc tia sữa phù hợp bằng các máy móc, trang thiết bị hiện đại.

Tại Thu Cúc TCI mẹ sẽ được thăm khám cẩn thận bởi đội ngũ bác sĩ Sản Khoa đầu ngành

Tại Thu Cúc TCI mẹ sẽ được thăm khám cẩn thận bởi đội ngũ bác sĩ Sản Khoa đầu ngành

Phương pháp điều trị tắc tia sữa Bệnh viện Thu Cúc đang áp dụng phương pháp chiếu tia hồng ngoại để làm tan các cục sữa đông, giúp sữa mẹ nhanh thông, giảm thiểu các triệu chứng đau nhức do tắc tuyến sữa lâu ngày.

Quy trình thông tắc tia sữa tại Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc TCI.

– Bước 1: Người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám, kiểm tra xung quanh vùng ngực để xác định nguyên nhân gây ra tắc tia sữa, tình trạng tắc tia sữa từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

– Bước 2: Nhân viên điều dưỡng/ nữ hộ sinh sẽ cho người bệnh nằm/ ngồi tư thế thuận lợi để thực hiện thủ thuật, đồng thời vệ sinh bầu ngực, núm vú sạch sẽ để thực hiện thủ thuật thông tắc tia sữa.

– Bước 3: Nhân viên điều dưỡng chiếu đèn hồng ngoại vào các cục sữa bị đông kết theo chỉ định của bác sĩ và massage nhẹ nhàng giúp làm tan các cục sữa này.

– Bước 4: Sử dụng máy hút sữa để đưa sữa ứ đọng, sữa thừa ra bên ngoài.

– Bước 5: Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để kích thích sữa, tạo ra các tia sữa và kích thích tuyến sữa phát triển.

Sau mỗi lần điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra lại tình trạng của bệnh nhân. Dựa theo tình trạng hồi phục, bác sĩ sẽ tiếp tục có những chỉ định phù hợp để loại bỏ triệt để tình trạng và triệu chứng của tắc tia sữa.

Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ, mẹ có thêm kiến thức về tắc tia sữa cũng như phương pháp điều trị. Nếu đang có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến tắc tia sữa, bạn có thể liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital