Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh khác nhau và có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vì vậy bị sốt khi mang thai là điều mà bà bầu nào cũng lo lắng. Bài viết sau sẽ cung cấp đến chị em những cách xử trí khi bị sốt lúc mang thai.
Menu xem nhanh:
Nguyên nhân bị sốt khi mang thai
Khi nhiệt độ cơ thể lớn hơn 38 độ C được tính là bị sốt đối với người lớn. Mẹ bầu bị sốt có thể do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do nhiễm trùng hoặc virus tấn công. Ngoài ra, có các nguyên nhân khác như: cúm, viêm phổi, viêm amidan, mất nước, cường giáp, nhiễm trùng thận…
Bị sốt khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu
3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi đang hình thành các cơ quan và rất mẫn cảm với những thay đổi của cơ thể mẹ. Nếu bị sốt nặng trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến bé đối mặt với nguy cơ bị những khuyết tật hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Ngoài ra còn có nguy cơ gây lưu thai, sinh non tùy vào tình trạng sốt của mẹ.
Bị sốt khi mang thai 3 tháng giữa
Nếu như mẹ có các biểu hiện như: hắt hơi, sổ mũi, ho…thì đó chỉ là những triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường hoặc của bệnh viêm mũi dị ứng. Vì thế, mẹ bầu không cần quá lo lắng mà nên bổ sung những loại dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng.
Còn nếu như mẹ bầu bị sốt cao kèm theo các triệu chứng như: buồn nôn, chóng mặt…thì phải hết sức cẩn thận vì có thể virus cúm không những ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các virus này có thể phát triển qua nhau thai và xâm nhập vào cơ thể thai nhi, gây ra các bệnh như: bệnh tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết, không có não hoặc là dị dạng đầu nhỏ.
>> Tìm hiểu: Đau đầu chóng mặt khi mang thai là biểu hiện bất thường hay tự nhiên
Bị sốt khi mang thai 3 tháng cuối
Nếu như bị sốt cao kéo dài ở những tháng cuối thì mẹ phải hết sức thận trọng vì những độc tính virus cúm có thể gây kích ứng co bóp tử cung, gây nên hiện tượng sinh sớm.
Sốt xuất huyết khi mang thai
Sốt xuất huyết là bệnh gây ra do muỗi vằn Aedes truyền bệnh. Đối với phụ nữ mang thai, việc mắc sốt xuất huyết có thể gây nhiều hệ lụy hơn so với người bình thường. Đặc biệt. bà bầu mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu mang thai rất nguy hiểm. Virus sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của mẹ và con, gây ra rối loạn đông máu, nhất là việc giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu. Bệnh có thể gây suy thai, đẻ non, thai chết lưu do sốt và mất nước dài ngày hoặc tổn thương chức năng gan, thận.
Sốt xuất huyết khi mang thai thường khó chẩn đoán hơn vì sản phụ thường có tình trạng pha loãng máu sinh lý, làm che lấp tình trạng cô đặc máu.
Vì thế khi có những dấu hiệu nghi ngờ bị sốt xuất huyết, mẹ bầu phải đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và theo dõi.
Cách xử trí bị sốt khi mang thai
Đầu tiên, mẹ bầu không được tùy ý sử dụng các loại thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
Mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể liên tục đồng thời áp dụng những giải pháp hạ sốt phù hợp:
Chị em nên nằm nghỉ tại nơi thoáng mát, dùng khăn ướt vắt khô để làm mát cơ thể. Dùng khăn lai tại các vị trí như: cổ, ngực, nách,…để hạ nhiệt độ hiệu quả hơn.
Chỉ nên đắp chăn mỏng, không đắp kín vì có thể cản trở quá trình tỏa nhiệt
Uống nước liên tục để hạn chế nguy cơ mất nước khi bị sốt, khoảng 1,5 – 2 lít mỗi ngày
Nên ăn các món dạng lỏng, nhiều nước như súp, canh, cháo…Không nên ăn trứng hay mật ong.
Trên đây là những kiến thức liên quan đến bị sốt khi mang thai mà các mẹ nên trang bị cho mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp. Chúc mẹ sức khỏe và bé yêu chào đời khỏe mạnh.
Xem thêm
>> Trầm cảm khi mang thai – nỗi lo của các mẹ bầu
> Khó thở khi mang thai
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc