Hỏi: “Chào chuyên mục tư vấn, em có một vấn đề tế nhị muốn chia sẻ. Thời gian gần đây không hiểu sao em đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng không hiểu sao em thường hay bị hôi miệng khi đói bụng. Vậy mong bác sĩ tư vấn giúp em đó là dấu hiệu của bệnh gì và cách chữa trị triệu chứng này ạ. Em cảm ơn.” (Phan Quang, 23 tuổi, Quảng Ngãi).
Trả lời:
Chào bạn Phan Quang! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Hệ thống Y tế Thu Cúc. Câu hỏi liên quan đến hôi miệng khi đói của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Hôi miệng là triệu chứng rất thường gặp ở những người mắc phải các vấn đề về răng miệng hoặc có chế độ ăn uống thất thường. Trong số đó, có không ít người mắc phải tình trạng hôi miệng ngay cả khi đói.
Menu xem nhanh:
1. Hôi miệng khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi khó chịu là triệu chứng thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ, thậm chí kể cả người khỏe mạnh. Nó không phải bệnh tật gì trầm trọng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống với tác dụng tâm lý tiêu cực.
Khi đói, miệng bạn thường có mùi hôi nặng hơn cả khi bạn vừa ăn no, điều này là do mất cân bằng chuyển hóa các chất. Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố khiến cho mùi hôi tăng lên chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hôi miệng. Hôi miệng khi đói còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:
– 90% nguyên nhân là các bệnh lý trong khoang miệng gây ra như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, … Không chỉ khi đói mà bình thường miệng cũng có mùi hôi.
– 10% nguyên nhân còn lại là do vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc lười chải răng hay mắc các bệnh lý toàn thân làm khi nói chuyện có mùi hôi
2. Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng khi đói
Theo nghiên cứu, khi đói hoặc không ăn, miệng sẽ có mùi hôi nặng hơn do lúc này nước bọt không được tiết ra nhiều làm mất cân bằng chuyển hóa chất. Tuy nhiên đây chỉ là yếu tố làm tăng mùi hôi trong miệng chứ không phải nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hôi miệng.
Dưới đây là lý do vì sao hơi thở chúng ta lại có mùi khó chịu khi đói bụng:
– Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Đây là nguyên nhân hàng đầu mà đại đa số mọi người đều mắc phải. Việc làm sạch răng không đều hoặc không đủ sẽ khiến các vi khuẩn, thức ăn thừa, mảng bám vẫn đọng lại chân răng. Lâu dần sinh ra mùi hôi khó chịu.
– Cao răng lâu ngày
– Mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu…khiến hơi thở luôn có mùi hôi.
– Một số bệnh lý như tiểu đường hoặc liên quan đến gan, thận… cũng gây ảnh hưởng đến mùi hơi thở.
– Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, có thai khiến hooc-môn trong cơ thể thay đổi làm tăng mùi hôi trong miệng.
3. Cách ngăn ngừa và phòng tránh hôi miệng
Ngăn ngừa và phòng tránh hôi miệng khi đói bằng cách chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày, sử dụng bàn chải mềm, chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ được các vi khuẩn vụn thức ăn còn bám lại sau khi ăn. Có thể thay thế nước súc miệng bằng nước muối sinh lý.
– Đừng quên chải răng trước khi đi ngủ vì trong 6-8 tiếng ban đêm là thời gian dài, khoang miệng ít tiết nước bọt tạo môi trường cho vi khuẩn hôi miệng phát triển.
– Nên hạn chế các thực phẩm gây mùi hôi miệng như hành, tỏi, thuốc lá, rượu, bia, …
– Ăn nhiều trái cây và rau xanh, các loại thực phẩm có mùi thơm cũng ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả.
– Khám răng miệng định kỳ để phát hiện dấu hiệu của các bệnh lý liên quan và được tư vấn về phương pháp giữ gìn răng miệng sạch sẽ từ các y bác sĩ chuyên khoa
Chữa bệnh hôi miệng bằng cách điều trị các nguyên nhân gây ra sẽ giúp bạn không còn lo lắng, tự ti mỗi khi giao tiếp, nói chuyện trước đám đông nữa. Bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp chữa hôi miệng như dùng trà bạc hà, mật ong, chanh, … Tuy nhiên, nhưng chỉ có thể khắc phục được tạm thời chứ không triệt để mất mùi hôi miệng được.
Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ nguyên nhân vì sao miệng có mùi hôi khó chịu khi đói bụng và phương pháp hiệu quả ngăn ngừa hôi miệng để tự tin khi giao tiếp nhé!