Bí quyết đẻ không đau khi sinh thường mẹ bầu nên “bỏ túi”

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Nắm vững bí quyết đẻ không đau là yếu tố mẹ bầu sinh thường cần đặc biệt quan tâm, bởi điều này sẽ giúp cuộc sinh của mẹ diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, tránh các biến chứng sản khoa có thể xảy ra. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Định nghĩa sinh thường là gì?

Sinh thường là phương pháp đưa em bé ra ngoài qua ống sinh sản (âm đạo) của người mẹ. Phương pháp sinh này được các bác sĩ sản khoa tin tưởng và luôn khuyên mẹ nên ưu tiên lựa chọn. Bởi sinh thường sẽ giúp sức khỏe sau sinh của cả mẹ và em bé được ổn định và nhanh chóng bình phục hơn. Đồng thời, sinh thường cũng giúp giảm đi các biến chứng sau sinh mà mẹ và bé có thể gặp phải. Do vậy, nếu trong suốt hành trình thai kỳ, mẹ bầu và em bé không gặp bất cứ dấu hiệu nào gây khó khăn, ảnh hưởng tới cuộc sinh, thì mẹ nên cố gắng để sinh thường.

Bí quyết đẻ không đau là vấn đề nhiều mẹ quan tâm

Sinh thường là phương pháp đưa em bé ra ngoài qua ống sinh sản (âm đạo) của người mẹ.

2. Một số bí quyết đẻ không đau mẹ bầu nên biết

2.1. Bí quyết đẻ không đau – Mẹo khiến cố tử cung mở nhanh

Càng đến ngày gần sinh, cổ tử cung của mẹ sẽ trở nên mỏng, nhiều nước và máu hơn. Cổ tử cung là bộ phận được cấu tạo hoàn hảo để bảo vệ bé yêu trong suốt quá trình mang thai. Do đó, tới ngày dự sinh, cổ tử cung cũng là bộ phận giãn nở kịp thời để chuẩn bị cho việc bé yêu chào đời.

Cổ tử cung mở để mẹ sinh em bé thông thường sẽ diễn ra trong 4 giai đoạn: giai đoạn mới chuyển dạ (mở 0-3cm), giai đoạn chuyển dạ nhanh (mở 4-7cm), giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp (8-10cm), giai đoạn chuyển dạ hoàn toàn (10cm).

Thời gian cổ tử cung mở nhanh hay chậm cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu. Có mẹ mở nhanh chỉ trong vòng 30 phút, nhưng có mẹ bầu phải mất tới 1-2 ngày sau cổ tử cung mới mở đủ để sinh em bé.

Một số mẹo sau đây sẽ giúp cổ tử cung của mẹ mở nhanh hơn, thuận lợi cho việc sinh em bé:

2.1.1. Ăn uống những thực phẩm thúc đẩy quá trình chuyển dạ

Một số loại thực phẩm mẹ có thể dùng một vài ngày trước dự sinh hoặc ngay trước lúc chuẩn bị sinh đó là:

– Quả dứa: có chứa chất làm mềm cổ tử cung, kích thích tử cung co bóp và khiến việc chuyển dạ dễ dàng. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn dứa bắt đầu từ tuần thai thứ 39, không nên ăn vào khoảng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ.

– Mè đen: loại thực phẩm này không chỉ giàu dinh dưỡng, mà còn giúp mẹ chuyển dạ nhanh hơn. Mẹ có thể sử dụng mè đen bắt đầu từ tuần thai thứ 30. Ban đầu có thể chỉ với một lượng nhỏ, càng về những tuần cuối thì càng nên sử dụng nhiều để nhằm mục đích bồi bổ sức khỏe.

– Rau lang: sử dụng rau lang luộc ăn vào 2 tuần cuối trước khi sinh không chỉ có tác dụng chống táo bón cho mẹ, lợi sữa cho mẹ sau này, mà còn giúp mẹ đẩy nhanh quá trình chuyển dạ.

– Nước tía tô: gần trước thời điểm sinh em bé, mẹ có thể uống nước lá tía tô cũng giúp kích thích chuyển dạ nhanh và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên uống tía tô quá sớm khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ vì có khả năng gây ra sinh non.

2.1.2. Mẹ nên vận động, đi bộ nhiều hơn

Một trong những cách giúp cổ tử cung của mẹ được kích thích nhanh mở hơn đó là mẹ nên đi bộ nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên đi nhẹ nhàng vừa phải, không cố đi quá sức khi đã mệt. Khi mẹ đi bộ, bụng bầu của mẹ sẽ chịu áp lực, làm cho em bé sẽ di chuyển về vị trí chờ sinh, gây ra những cơn co thắt giúp quá trình cổ tử cung mở diễn ra dễ dàng và nhanh hơn.

Bí quyết đẻ không đau là làm cho cổ tử cung mở nhanh hơn

Thời gian cổ tử cung mở nhanh hay chậm cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu.

2.1.3. Mẹ có thể thực hiện ngâm mình trong bồn với nước ấm

Đây là một trong những cách giúp cổ tử cung nhanh mềm ra, mở nhanh và các cơn co thắt của mẹ cũng bớt đau hơn. Tuy nhiên, việc mẹ ngâm mình trong bồn nước ấm cần phải có sự theo dõi và ý kiến của bác sĩ sản khoa bởi rất có thể mẹ sẽ chuyển dạ nhanh mà chưa kịp chuẩn bị.

2.1.4. Kích thích đầu vú

Đây là một trong những cách dân gian có tác dụng trong việc giúp cổ tử cung của mẹ giãn nở được nhanh hơn. Khi mẹ thực hiện các động tác kích thích đầu , cơ thể mẹ giải phóng oxytocin, làm tử cung mở nhanh. Mẹ nên massage xung quanh bầu ngực, và thực hiện vê đầu vú để kích thích.

2.1.5. Quan hệ tình dục

Đây cũng là một cách giúp cho quá trình mở cổ tử cung được diễn ra nhanh hơn. Bởi trong khi quan hệ tình dục, cơ thể mẹ cũng giúp sản sinh ra oxytocin, kích thích tử cung mở nhanh hơn, làm cho việc sinh nở của mẹ được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên quan hệ tình dục nhẹ nhàng, tránh gây mất sức và mệt mỏi.

2.1.6. Kích thích vỡ ối

Một trong những cách làm khi cổ tử cung của mẹ đã mở được 3-4cm là kích thích vỡ ối, nhằm giúp cho cổ tử cung được mở nhanh hơn. Các bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật làm vỡ ối giúp đẩy nhanh tốc độ sinh cho mẹ.

2.1.7. Thực hiện tiêm thuốc kích thích sinh

Đây là phương pháp được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa và được sử dụng trong một số trường hợp nhất định, nhằm tránh những tai biến có thể xảy ra trong quá trình mẹ sinh em bé. Những trường hợp này thường là: mẹ bầu khó sinh, thai nhi có dấu hiệu bất thường có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ và bé,…

2.2. Bí quyết đẻ không đau – Mẹ thực hiện rặn đẻ đúng cách

Bí quyết đẻ không đau là mẹ nên lắng nghe chỉ dẫn của bác sĩ

Mẹ cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, y tá để cuộc sinh diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

Rặn đẻ đúng cách giúp mẹ bầu tránh việc mất sức cũng như giúp quá trình đẩy em bé ra ngoài trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Do vậy, lời khuyên cho mẹ là nên học cách rặn đẻ đúng cách trước ngày sinh và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách để mẹ rặn đẻ đúng cách và không đau đó là khi thấy xuất hiện cơn gò tử cung, mẹ thực hiện lấy một hơi dài, sau đó dồn lực để rặn, đẩy em bé ra ngoài. Hơi khí lúc này cần được tập trung dồn xuống bụng dưới để tác động đẩy em bé ra nhanh hơn. Mẹ nên thực hiện theo từng nhịp tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, y tá để giúp cơn rặn trở nên có hiệu quả.

Trong khi thực hiện động tác rặn đẻ, mẹ cần nằm ở tư thế lưng thẳng, tiếp xúc với giường sinh. Phần mông của mẹ ở tư thế cong về phía trước, hai chân giơ lên cao sang hai bên.

Mỗi khi cơn gò qua đi, mẹ nên chú ý thả lỏng người để hồi sức và chuẩn bị cho lần rặn đẻ sau đó. Mẹ không nên cố gắng quá sức khi cơn gò qua đi, bởi việc này sẽ chỉ khiến mẹ nhanh đuối sức và mệt mỏi hơn.

Trong những trường hợp mẹ bầu có sử dụng giảm đau, mẹ cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, y tá để phối hợp nhịp nhàng khi nào cần rặn khi nào không, để giúp cuộc sinh diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

Trên đây là một số bí quyết đẻ không đau mà mẹ bầu cần lưu tâm. Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được tư vấn và hỗ trợ ngay mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital