Bí quyết chống cơn say nắng ngày hè

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Khi nhiệt độ cơ thể và môi trường quá chênh lệch, cộng thêm sự thích ứng của cơ thể chưa được đáp ứng kịp thời nên dẫn đến dễ bị say nắng.
Một người khi đi ngoài nắng nóng sẽ bị tăng thân nhiệt từ thấp đến cao do tác động của nhiệt. Ban đầu tình trạng này được biểu hiện bằng sự kiệt sức với các dấu hiệu: da khô, nóng, hoa mắt, ù tai, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, lả người… Nếu không được xử trí kịp thời sẽ đưa đến tình trạng nặng hơn: nhịp thở nhanh, mạch tăng, tình trạng lú lẫn, không kiểm soát được hành vi và ngất xỉu.
Nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây hại đến tất cả các cơ quan, đặc biệt nhất là não bộ. Tình trạng kiệt nước trong cơ thể do đổ mồ hôi, mất nước qua hơi thở và qua da cũng sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, khiến cho huyết áp người bị say nắng tụt và tim sẽ bị suy, có thể dẫn đến tử vong.

bi-quyet-chong-say-nang-ngay-he

Khi nhiệt độ cơ thể và môi trường quá chênh lệch, cộng thêm sự thích ứng của cơ thể chưa được đáp ứng kịp thời nên dẫn đến dễ bị say nắng.

Những điều cần làm khi bị say nắng
Say nắng là một tình trạng cấp cứu, cần được xử trí càng sớm càng tốt.
Khi thấy một người đang đi ngoài nắng, bỗng choáng váng, mệt lả và sau đó ngất xỉu hoặc có biểu hiện thiếu nước như môi lưỡi khô, khát nước, nếp véo da nhăn chậm mất…
Bạn cần thực hiện ngay một số biện pháp để nhanh chóng hạ được nhiệt độ trong người bệnh nhân, đưa bệnh nhân ra khỏi cơn nguy ngập trong lúc chờ đợi đội cấp cứu chuyên nghiệp, bằng cách sau đây:
– Đưa ngay bệnh nhân vào nơi có bóng mát.
– Cởi bỏ bớt quần áo và quạt mát cho bệnh nhân.
– Lau mát cho bệnh nhân nếu có thể được (có thể ngâm hoặc tắm cho bệnh nhân trong nước).
– Nếu bệnh nhân còn tỉnh hoặc hồi tỉnh lại, cho bệnh nhân uống từng ngụm nước.
Trong quá trình làm mát bệnh nhân, nếu thấy bệnh nhân bị lạnh run thì giảm bớt biện pháp này, vì tình trạng run lạnh của bệnh nhân sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể (lưu ý không được hạ quá thấp nhiệt độ của bệnh nhân vì có thể gây ra tình trạng giảm thân nhiệt cũng nguy hiểm không kém gì tình trạng tăng thân nhiệt).
– Nếu bệnh nhân bị ngưng tim, ngưng thở do suy tim hay suy hô hấp, thực hiện ngay phương pháp hồi sức bằng hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt miệng-miệng, xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
– Chuẩn bị chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.
Khẩu quyết chống say nắng

  • Không phơi nắng quá lâu. Nếu công việc cần phải làm ngoài nắng thì phải uống nước đầy đủ.
  • Khi làm việc hoặc đi ngoài đường trong điều kiện nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt cơ thể, cần đội mũ, mặc quần áo kín để giữ thân nhiệt không bị tăng cao do hậu quả của sự trao đổi nhiệt, tránh phơi trần…
  • Các cơ sở xí nghiệp cần kiểm tra vệ sinh về nhiệt môi trường và có biện pháp làm giảm nhiệt nhất là trong những thời điểm thời tiết nóng như hiện nay.

Nguồn tintuc.vn

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital