Bí quyết chăm sóc răng khôn sau khi nhổ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Răng khôn không có ý nghĩa chức năng ăn nhai mà còn gây đau đớn và biến chứng trong quá trình mọc. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe răng miệng, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch thường được nhổ bỏ. Vậy làm sao để chăm sóc răng khôn sau khi nhổ đảm bảo an toàn, khoa học để không ảnh hưởng tới các răng khác? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bí quyết chăm sóc răng ngay trong bài viết sau đây nhé!

1. Tại sao phải nhổ răng khôn?

Răng số 8 được gọi là răng khôn do mọc khi mọi người đã ở độ tuổi trưởng thành và có đủ số răng trên cung hàm. Vì xuất hiện muộn nên cung hàm không còn chỗ cho răng khôn, khiến răng thường rơi vào tình trạng mọc ngầm, mọc lệch… Đây cũng là nguyên do vì sao răng khôn mọc thường gây ra cảm giác đau nhức khó chịu. Do đó, với nhiều người, răng không gần như không có ý nghĩa chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ. Nghiêm trọng hơn nếu tình trạng mọc ngầm, mọc lệch lạc không được xử trí kịp thời thì có thể dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như:

– Viêm nha chu

Viêm lợi trùm

– Xô lệch răng khác

– Gây sâu răng

– U, nang thân răng

– Rối loạn cảm giác

– Rối loạn phản xạ

– Lệch khớp cắn

– Lệch mặt…

Do vậy, mọi người cần tới nha khoa để được thăm khám, nhổ bỏ kịp thời khi răng khôn mọc gây nên tình trạng đau nhức, viêm nhiễm. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đánh giá mức độ cần thiết của việc nhổ răng khôn. Trong một số trường hợp răng khôn mọc thẳng, không ảnh hưởng tới các răng khác thì không cần thiết phải nhổ bỏ.

Răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến cứng nên cần phải nhổ bỏ kịp thời

Răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến cứng nên cần phải nhổ bỏ kịp thời

Việc nhổ bỏ răng khôn cần được thực hiện tại nha khoa trang bị hệ thống máy móc đạt chuẩn, do bác sĩ có chuyên môn chính tay thăm khám và thực hiện để đảm bảo an toàn, tránh biến chứng, tránh tác động tới dây thần kinh xương hàm.

2. Chăm sóc răng khôn sau khi nhổ

2.1. Kiểm soát một số triệu chứng

Sau khi nhổ răng khôn, mọi người có thể đối mặt với một số tình trạng như đau, chảy máu, sưng tấy. Đây là các biểu hiện bình thường, không nguy hiểm nếu được xử trí khoa học bằng việc:

– Cầm máu: Cắn chặt bông y tế trong khoảng 30 phút cho tới 1 tiếng sau khi nhổ răng cho tới khi cầm máu. Nếu máu tiếp tục chảy thì cắn giữ gạc lâu hơn đến khi máu ngưng chảy. Chỉ uống thuốc cầm máu khi được bác sĩ cho phép.

– Giảm sưng: Chườm lạnh ở ngoài môi, má tại vị trí nhổ răng khôn để giảm sưng. Chỉ nên chườm không quá 15 phút/lần. Nếu có máu tụ, bạn có thể chườm khăn ấm để tan máu và giảm sưng.

– Dành thời gian để nghỉ ngơi sau khi nhổ răng giúp cơ thể hồi phục và vết thương nhanh lành hơn.

– Không vận động quá mạnh, không va chạm vào vị trí răng mới nhổ bởi điều này có thể khiến vết mổ bục chỉ, chảy máu và dễ bị vi khuẩn tấn công.

Cắn chặt bông y tế trong khoảng 30 phút cho tới 1 tiếng sau khi nhổ răng cho tới khi cầm máu

Cắn chặt bông y tế trong khoảng 30 phút cho tới 1 tiếng sau khi nhổ răng cho tới khi cầm máu

2.2. Vệ sinh răng miệng

– Tránh chải răng ngay sau khi vừa mới nhổ để không làm tổn thương nướu và gây chảy máu.

– Đánh răng mỗi ngày bằng kem đánh răng có chứa flour, tần suất từ 2-3 lần.

– Sử dụng chỉ nha khoa và máy tăm nước có thể giúp bạn làm sạch vùng kẽ răng.

– Súc miệng nhẹ nhàng bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý có thể giúp hỗ trợ làm sạch khoang miệng.

– Vệ sinh bàn chải, dụng cụ đánh răng kỹ lưỡng và để ở những nơi khô ráo, thoáng đãng.

2.3. Ăn uống hợp lý

– Ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa và hạn chế ăn ở bên răng vừa mới nhổ cho tới khi vết thương lành.

– Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa đường, dầu mỡ, tính axit cao hay là có cồn để không làm hại men răng.

– Hạn chế ăn những món đồ quá cay nóng hoặc quá dai cứng để không làm tổn thương nướu.

– Sử dụng nhiều thực phẩm tươi xanh như rau củ, trái cây, nước trái cây để bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể.

– Sử dụng sữa chua và uống đủ nước có thể hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển quá mức.

– Thăm khám định kỳ và lấy cao răng thường xuyên để chủ động kiểm soát sức khỏe răng miệng. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như sưng đau, chảy máu khó cầm… thì cần tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa xử trí kịp thời.

Vệ sinh răng miệng và xây dựng chế độ ăn uống khoa học để chăm sóc răng khôn sau khi nhổ đúng cách

Vệ sinh răng miệng và xây dựng chế độ ăn uống khoa học để chăm sóc răng khôn sau khi nhổ đúng cách

Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ vết thương nhanh lành và bảo vệ sức khỏe răng miệng tối đa. Bất kỳ ai cũng cần xây dựng chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng khoa học. Đồng thời, hãy lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín khi có nhu cầu nhổ răng khôn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital