Bệnh xương khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh xương khớp ra sao? Bệnh xương khớp có chữa trị được không? Bệnh xương khớp có nguy hiểm không?… Đó là những thắc mắc cần được giải đáp của rất nhiều người.
Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp chiếm khoảng 35% dân số, 70% trong số đó là những người từ 50 – 70 tuổi. Những năm gần đây, bệnh xương khớp đang có xu hướng trẻ hóa, số người từ 27 – 30 tuổi mắc bệnh xương khớp ngày càng nhiều.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây bệnh xương khớp
-Gen là nguyên nhân chính gây ra nhiều dạng bệnh lí trong đó có bệnh viêm xương khớp.
– Đối với những người lớn tuổi thì sụn trở nên giòn và dễ gãy làm các khớp xương mất đi miếng đệm. Chính vì thế những người cao tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp.
– Những người thừa có nguy cơ cao bị viêm khớp do trọng lượng thừa tạo áp lực lên các khớp như khớp gối, khớp hông, khớp xương sống và khớp mắt cá chân.
– Một số dạng viêm xương khớp gây nên do viêm nhiễm vi trùng và vi khuẩn từ các phần khác trên cơ thể đều có thể gây bệnh.
– Cuộc sống căng thẳng và nhiều stress làm mất cân bằng hormone trong cơ thể gây giảm khả năng miễn dịch với những vi khuẩn có hại, tăng nguy cơ bị bệnh xương khớp.
-Dị ứng thức ăn.
-Nghề nghiệp.
-Chơi thể thao quá sức.
2. Những triệu chứng thường gặp của bệnh xương khớp
- Các triệu chứng thường rất rõ ràng và điển hình vào thời thời điểm buổi sáng sau khi ngủ dậy. Người bệnh có cảm giác đau nhức xương khớp hàng giờ, phải xoa bóp khoảng 15 – 20 phút mới có thể cử động dễ dàng hơn.
- Người bệnh cũng có thể xuất hiện cơn đau bất ngờ trong bất cứ thời điểm nào trong ngày.
- Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bị viêm hay cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật. Cơn đau lúc đầu ngắn, sau kéo dài từ 1 tới vài giờ.
- Sưng, đỏ đau vùng xương khớp bị mòn, bị khô.
- Cử động sẽ đau nhói, vướng víu.
- Cảm giác tê bì chân tay và mất cảm giác linh hoạt, khéo léo.
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu có thể sốt nhẹ, trong đợt cấp tính có thể sốt cao. Bệnh nhân kém ăn gầy sút, rối loạn tiêu hóa.
- Thoái hóa đốt sống khiến khí huyết kém lưu thông, rối loạn tuần hoàn não, thiếu máu não.
3. Điều trị bệnh xương khớp
3.1. Chế độ ăn uống nghỉ ngơi:
Người bệnh xương khớp cần ăn nhiều calo, vitamin, hạn chế những thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
3.2. Dùng thuốc giảm đau
Các loại thuốc có thể dùng được bao gồm các thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid như diclofenac, ibuprofen, paracetamol, aspirin. Sau khi bệnh diễn tiến không tốt thì bác sỹ sử dụng thuốc kê toa sẵn. Tuy nhiên, các thuốc này có tác dụng phụ về sau. Khi dùng thuốc nên có sự chỉ dẫn cụ thể của bác sỹ.
3.3. Vật lý trị liệu ( xoa bóp, chườm nóng, bấm huyệt )
Ở mức độ bệnh nặng hơn cần phải dùng đến biện pháp mạnh tay hơn đó là châm cứu hoặc dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh.
3.4. Luyện tập
Người bệnh nên chọn những hình thức luyện tập nhẹ nhàng, như: Bơi lội, erobic, đạp xe hay chỉ đơn giản đi bộ vừa cải thiện tình trạng bệnh vừa để các cơ xương khớp dẻo dai, có sức bền tốt.
3.5. Phẫu thuật
Nếu thuốc dùng không ngăn chặn được bệnh thì bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật thay khớp, chỉnh khớp. Phẫu thuật có thể giảm đau và dị dạng những bệnh xương khớp.