Bệnh xơ vữa mạch vành: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh xơ vữa mạch vành là bệnh lý nguy hiểm do quá trình tiến triển âm thầm và thường được phát hiện khi đã trở nặng.

1. Bệnh xơ vữa mạch vành là gì?

Bệnh xơ vữa mạch vành (còn gọi là xơ cứng mạch vành) là một rối loạn thường gặp. Lúc này, cholesterol, chất béo và các chất tích tụ tạo nên các mảng xơ vữa trong lòng mạch vành.

Theo thời gian, những mảng xơ vữa động mạch lớn lên, gây cản trở lưu thông máu, làm giảm lượng máu và oxy đến tim. Xơ vữa động mạch có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim… nếu người bệnh không được cấp cứu can thiệp kịp thời.

Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Thông thường, bệnh xuất hiện ở mạch vành hoặc mạch chi dưới. Người bệnh sẽ bắt gặp các vấn đề sức khỏe khác nhau, phụ thuộc vào vị trí xơ vữa. 

benh-xo-vua-mach-vanh

Các mảng xơ vữa tích tụ gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh xơ vữa mạch vành chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi và những người có chế độ dinh dưỡng không khoa học. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh có xu hướng gia tăng nhanh chóng khiến nhiều người lo ngại. 

Bệnh nhân thường sẽ cảm thấy đau tức ngực, bị bóp nghẹt và khó thở. Nếu tình trạng này không được điều trị sớm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong.

2. Triệu chứng dễ thấy của bệnh xơ vữa mạch vành 

Động mạch vành là vị trí thường xuyên xảy ra tình trạng xơ vữa. Do vậy, cơ tim không được cung cấp lượng máu cần thiết, dẫn tới thiếu máu lên tim. Người mắc bệnh thường xuất hiện triệu chứng đau thắt ngực, cơn đau nghiêm trọng diễn ra trong khoảng vài phút và lặp di lặp lại nhiều lần.

Đối với các cơn đau thắt ngực kéo dài, người bệnh có nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp, cần can thiệp điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, tình trạng đau ngực có thể xảy ra khi bệnh nhân làm việc quá sức, căng thẳng hoặc mệt mỏi. 

Khi mạch vành bị tắc nghẽn trên 70%, các triệu chứng sẽ biểu hiện rõ ràng hơn. Sự tắc nghẽn mạch vành làm chậm lưu thông máu đến tim, gây ra một số triệu chứng như:

2.1. Đau thắt ngực 

Cơn đau thường xuất hiện khi bạn tập thể dục hoặc làm việc gắng sức và chấm dứt khi bạn nghỉ ngơi. Người bệnh cảm giác đau thoáng qua vài phút. Đau chủ yếu tại ngực trái, sau đó lan sang các khu vực xung quanh như cổ, gáy, cánh tay. 

dau-that-nguc

Những cơn đau thắt ngực là triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh mạch vành

2.2. Khó thở 

Đây là triệu chứng có thể đi kèm cơn đau ngực khi mắc bệnh xơ vữa mạch vành. Khó thở có thể gặp khi nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ như đi bộ, làm việc nhà và trở nên nghiêm trọng nếu bạn làm việc quá sức.

2.3. Các triệu chứng khác

– Cơ thể mệt mỏi

– Nguy cơ nhồi máu cơ tim 

– Buồn nôn và nôn 

– Tim đập nhanh 

– Đổ mồ hôi 

– Chóng mặt, ngất xỉu

3. Biến chứng do bệnh xơ vữa mạch vành

3.1 Nhồi máu cơ tim 

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi mạch vành xuất hiện cục máu đông, gây tắc nghẽn dẫn tới rối loạn nhịp tim, ngừng tim. Đây là một biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh tim mạch. 

Một số nghiên cứu cho biết, khoảng 1/3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim sẽ tử vong trước khi được can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó, tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu cơ tim tái bệnh sau 1 năm cũng ở mức cao.

3.2. Suy tim 

Nếu sau một thời gian dài, tim không được cung cấp đủ máu, hoạt động của cơ tim sẽ ngày càng yếu dần đi.

3.3. Đột quỵ 

Một biến chứng nguy hiểm khác mà người bệnh xơ vữa mạch vành thường gặp là đột quỵ. Do cục máu đông xuất hiện làm tắc nghẽn mạch máu, ngăn máu lên não dẫn tới đột quỵ. Đối với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể bị liệt nửa người. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể tử vong ngay lập tức.

3.4. Phình mạch 

Đây là biến chứng xơ vữa mạch vành nguy hiểm nhất. Nếu động mạch bị vỡ sẽ dẫn tới tử vong.

4. Chẩn đoán bệnh xơ vữa mạch vành thế nào?

Nhờ sự phát triển của y học, nhiều kỹ thuật hiện đại được áp dụng trong quá trình chẩn đoán bệnh. Bệnh nhân tim mạch thường được chỉ định đi thông tin, chụp mạch máu nhằm phát hiện vị trí xơ vữa và đưa ra phương án điều trị thích hợp. 

Trong khi đó, nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau tim sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện điện tâm đồ. Đối với người bệnh xơ vữa động mạch chi dưới, thủ thuật xác định chỉ số cánh tay, mắt cá chân sẽ được áp dụng. 

Bên cạnh đó, người bệnh còn được thực hiện kiểm tra chuyên sâu, chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang, siêu âm Doppler, chụp cộng hưởng từ

chan-doan-benh-mach-vanh

Chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác nhờ máy móc hiện đại

5. Cách điều trị bệnh xơ vữa mạch vành hiệu quả

Các phương pháp giúp điều trị bệnh xơ vữa mạch vành hiệu quả bao gồm:

5.1. Duy trì lối sống lành mạnh 

Duy trì lối sống lành mạnh là cách kiểm soát tình trạng xơ vữa mạch vành, giúp làm giảm các triệu chứng bệnh. Để thực hiện hiệu quả điều này, người bệnh cần:

– Bỏ thuốc lá do khói thuốc lá làm hỏng thành động mạch và giảm lượng oxy trong máu. 

– Thay đổi chế độ ăn uống: hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol xấu như đồ chế biến sẵn, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh… Hạn chế thực phẩm nhiều muối và đường. Tăng cường các chất tinh bột, chất béo tốt và chất xơ. 

– Tránh căng thẳng làm tăng huyết áp. 

– Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe.

5.2. Điều trị nội khoa

Sử dụng các loại thuốc được kê đơn điều trị xơ vữa mạch vành nhằm kiểm soát huyết áp, quản lý mức đường huyết, ngăn ngừa các cục máu đông… 

5.3. Phẫu thuật

Một số trường hợp xơ vữa động mạch tiến triển nặng có thể tiến hành các thủ thuật/phẫu thuật như: 

– Nong, đặt stent mạch vành 

– Phẫu thuật bắc cầu mạch vành 

5.4. Khám sức khỏe định kỳ

Kiểm tra tim mạch định kỳ là cách để phát hiện bệnh xơ vữa mạch vành nhanh nhất. Người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế hiện đại, đầy đủ trang thiết bị để được:

– Siêu âm tim thông qua máy siêu âm 4D

– Chụp CT mạch vành

– Siêu âm Doppler 

– Đo điện tim 12 chuyển đạo

– Thử nghiệm gắng sức thảm lăn, xe đạp… 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital