Bệnh xơ vữa động mạch vành: Những điều cần phải biết

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh xơ vữa động mạch vành là tình trạng xơ cứng và thu hẹp của hệ thống động mạch nuôi dưỡng cơ tim. Căn bệnh này thường để lại các biến chứng khôn lường đối với sức khỏe nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

1. Khái niệm về bệnh xơ vữa động mạch vành

Xơ vữa động mạch vành còn có tên gọi khác là xơ vữa mạch vành, bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch vành.

Các động mạch vành khi bình thường khá đàn hồi và linh hoạt. Nhưng theo thời gian, chất béo, cholesterol và các chất khác tích tụ trên thành động mạch tạo thành mảng bám. Các mảng bám có thể khiến động mạch này bị thu hẹp, cản trở lưu lượng máu. Các mảng bám cũng có thể vỡ ra, dẫn đến cục máu đông. Điều này cản trở các mạch máu mang oxy và chất dinh dưỡng từ tim đến phần động mạch còn lại của cơ thể. Từ đó gây ra xơ vữa động mạch vành.

Mặc dù xơ vữa động mạch vành thường được coi là bệnh về tim, nhưng căn bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều động mạch khác nhau, ở bất kể vị trí nào trong cơ thể.

Bệnh xơ vữa động mạch vành

Cơ thể sẽ không có dấu hiệu điển hình nào của xơ vữa mạch vành cho đến khi động mạch bị thu hẹp, tắc nghẽn

2. Triệu chứng cảnh báo cơ thể mắc bệnh xơ vữa mạch vành

Thường cơ thể sẽ không có dấu hiệu điển hình nào của xơ vữa động mạch vành cho đến khi động mạch bị thu hẹp, tắc nghẽn đến mức không thể cung cấp đủ máu cho các cơ quan và mô cơ thể. Trong trường hợp nặng, cục máu đông chặn hoàn toàn dòng chảy của máu, hoặc thậm chí vỡ ra và có thể gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Các triệu chứng của xơ vữa mạch vành có thể biểu hiện khác nhau tùy theo mức độ bệnh, bao gồm:

– Xuất hiện các dấu hiệu đau ngực, đau thắt ngực từng cơn, thuyên giảm hoặc không khi nghỉ ngơi, dùng thuốc giãn mạch

– Khó thở, đặc biệt khi nằm

– Tim đập nhanh, đánh trống ngực

– Ho khan

– Đầy bụng, nhất là sau khi ăn no

3. Nguyên nhân gây ra bệnh xơ vữa động mạch vành

Xơ vữa động mạch vành là một bệnh tiến triển chậm, có thể bắt đầu ngay từ khi chúng ta còn nhỏ. Bệnh động mạch vành là do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và lối sống (yếu tố rủi ro). Các yếu tố nguy cơ sau đây là quan trọng cần được lưu ý:

– Huyết áp cao

– Cholesterol cao

– Chất béo trung tính cao, một loại chất béo (lipid) trong máu

– Hút thuốc lá

– Ít tập thể dục

– Thường xuyên căng thẳng phiền muộn

– Kháng insulin, béo phì hoặc tiểu đường

– Viêm do không rõ nguyên nhân hoặc do các bệnh như viêm khớp, lupus, bệnh vẩy nến hoặc bệnh viêm ruột

Khi bên trong động mạch bị tổn thương, mảng bám và các chất khác thường tụ lại tại vị trí tổn thương và dần trở nên xơ cứng. Dần dần chúng làm động mạch bị thu hẹp. Khi đó, các cơ quan và mô kết nối với động mạch bị tắc nghẽn khiến cơ thể không nhận đủ máu để hoạt động bình thường.

Nguy hiểm hơn cả là các mảng bám có thể có thể vỡ ra và giải phóng vào máu. Điều này có thể gây ra cục máu đông làm chặn dòng máu mang oxy, dinh dưỡng đến các bộ phận khác của cơ thể. Ví dụ như dòng máu đến tim bị tắc nghẽn gây ra cơn đau tim.

xơ vữa động mạch vành

Xơ vữa động mạch là một bệnh tiến triển chậm, có thể bắt đầu ngay từ khi chúng ta còn nhỏ.

4. Bệnh xơ cứng động mạch vành có biến chứng nguy hiểm không?

Theo các thống kê, khoảng 25% trường hợp tử vong ở Mỹ là do bệnh tim mạch vành. Một nửa số nam giới bị xơ vữa động mạch nặng mà không có triệu chứng. Tỷ lệ nam giới bị bệnh mạch vành nhiều hơn phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ có khả năng mắc bệnh mạch vành tăng lên sau khi mãn kinh.

Các biến chứng của xơ vữa mạch vành thường là:

– Đau thắt ngực

Nhồi máu cơ tim

Suy tim

5. Chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch

Các xét nghiệm và kỹ thuật cận lâm sàng thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để chẩn đoán tình trạng bệnh xơ vữa mạch vành bao gồm:

Xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, như cholesterol cao hoặc lượng đường trong máu.

Điện tâm đồ: Nhằm xác định các vấn đề về nhịp tim hoặc các dấu hiệu của cơn đau tim.

– Siêu âm tim: Nhằm xác định thể tích máu được tim bơm vào. Thử nghiệm này có thể được thực hiện trong khi tập thể dục hoặc sau khi dùng thuốc để kích thích tim.

– Chụp CT mạch vành: Phương pháp không xâm lấn giúp xác định mức độ tắc nghẽn trong các động mạch ở tim.

– Chụp X-quang ngực: Kỹ thuật này giúp kiểm tra các dấu hiệu của suy tim.

Chụp MRI tim: Thường được sử dụng như một phương pháp chẩn đoán cao cấp, khi các phương pháp khác không phát hiện được bệnh.

 

điều trị xơ cứng động mạch

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn bệnh xơ vữa mạch vành tiến triển tồi tệ hơn.

6. Phương pháp điều trị và phòng bệnh

Các phương pháp điều trị xơ vữa động mạch thường bao gồm thay đổi lối sống và dùng thuốc. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định các phương pháp . Sự kết hợp điều trị tốt nhất sẽ được xác định dựa trên mức độ bệnh khi phát hiện của từng cá nhân.

6.1. Thuốc điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành

Có nhiều loại thuốc có thể được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh mạch vành nhằm:

– Giảm bớt áp lực lên tim

– Giúp thư giãn các mạch máu

– Giảm cholesterol

– Giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông

– Giảm nguy cơ tổng thể khiến người bệnh bị đau tim

Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm:

– Thuốc huyết áp: Thuốc giảm huyết áp không giúp đẩy lùi quá trình xơ vữa động mạch mà thay vào đó ngăn ngừa hoặc điều trị các biến chứng liên quan đến bệnh. Ví dụ, một số loại thuốc huyết áp có thể giúp giảm nguy cơ đau tim.

– Chất làm loãng máu: Ví dụ như aspirin, để giảm nguy cơ tiểu cầu tụ lại trong các động mạch bị thu hẹp, ngăn hình thành cục máu đông, tránh làm tình trạng tắc nghẽn nặng thêm.

– Statin và các loại thuốc điều trị cholesterol khác: Giảm cholesterol lipoprotein xấu. Từ đó quá trình tích tụ mảng bám trong động mạch bị chậm lại… Có nhiều loại thuốc giảm cholesterol khác nhau. Phổ biến nhất là chất ức chế hấp thụ cholesterol là ezetimibe (Zetia).

– Các loại thuốc khác nhằm kiểm soát sự tăng nguy cơ xơ vữa mạch vành, ví dụ như bệnh tiểu đường.

Các loại thuốc kể trên chỉ là tham khảo. Không phải trong trường hợp nào và với bệnh nhân nào cũng có thể sử dụng các loại thuốc giống nhau. Để biết có đơn thuốc chuẩn nhất dành cho mình, bạn nên thăm khám nội thần kinh và nghe tư vấn từ các chuyên gia.

6.3. Thay đổi lối sống giúp ngăn bệnh xơ vữa động mạch vành tiến triển nặng hơn

Tỷ lệ tử vong do xơ vữa động mạch nói chung đã giảm 25% trong 03 thập kỷ qua. Điều này các phương pháp điều trị bệnh được cải thiện.

Để ngăn chặn tình trạng xơ vữa mạch vành, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần thay đổi lối sống từ sớm, cụ thể:

– Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc vì đây là nguyên nhân làm hẹp mạch máu

– Kiểm tra cholesterol và kiểm soát cholesterol cao

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Nên ăn ít chất béo, đường, cholesterol và muối. Điều này có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng, huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu

– Tập thể dục thường xuyên:Tập thể dục thường xuyên có thể giúp kiểm soát cân nặng và giảm các yếu tố nguy cơ khác đối với xơ vữa động mạch, chẳng hạn như huyết áp cao.

– Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm cân nếu bạn đang thừa cân, giảm gánh nặng dư thừa đặt lên tim.

– Thư giãn và cố gắng hạn chế tối đa căng thẳng: Bạn có thể thử tập luyện yoga, thiền, hít thở sâu,…

– Kiểm soát các bệnh lý: Nếu bạn mắc bệnh mỡ máu cao, cholesterol cao, tiểu đường, huyết áp….hoặc bệnh mãn tính khác, hãy thăm khám với bác sĩ để kiểm soát tình trạng bệnh và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Như vậy, xơ vữa động mạch vành là một căn bệnh nguy hiểm không thể chủ quan. Thường xuyên thăm khám, phát hiện bệnh và điều trị sớm có thể giúp ngăn bệnh xơ vữa động mạch vành tiến triển tồi tệ hơn. Vì thế đừng trì hoãn việc này nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital