Bệnh viêm loét niêm mạc miệng: Nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Bất cứ ai đều có khả năng mắc phải bệnh viêm loét niêm mạc miệng. Mặc dù căn bệnh này không nguy hiểm tới sức khỏe của mọi người nhưng lại khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và đau đớn. Vậy nguyên nhân và cách điều trị của căn bệnh niêm mạc miệng này là gì? Mời các bạn cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết bên dưới đây.

1. Đôi nét về căn bệnh viêm loét niêm mạc miệng

Niêm mạc miệng là lớp bao phủ xung quanh lưỡi và khoang miệng. Khi cơ quan này bị viêm loét thì sẽ gây đau đớn cho người bệnh trong quá trình giao tiếp và ăn uống.

Niêm mạc miệng thường có màu hồng nhạt, nhưng khi bị viêm loét sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm đi kèm những biểu hiện như sưng đỏ, đôi khi có thể chảy máu, thậm chí gây mủ ở bên trong khoang miệng.

Khi bị viêm loét niêm mạc miệng, người bệnh thường trải qua những giai đoạn sau đây:

– Giai đoạn đầu: Vùng niêm mạc miệng xuất hiện 1 hoặc nhiều đốm nhỏ màu đỏ hồng với kích thước khoảng 1 – 2mm. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau. Sau đó, những nốt viêm loét này sẽ to dần và nổi gồ lên, bên trong xuất hiện đốm trắng nhợt kèm theo nhiều dịch tiết.

– Giai đoạn tiến triển: Khi những nốt viêm loét niêm mạc miệng lan rộng sẽ hình thành nên những đốm to với kích thước khoảng 2 – 3mm. Nếu không được điều trị kịp thời thì những mảng loét này sẽ bị hoại tử, gây ra tình trạng viêm toàn bộ khoang miệng.

Rất nhiều người gặp phải bệnh viêm loét niêm mạc miệng

Rất nhiều người gặp phải bệnh viêm loét niêm mạc miệng

2. Nguyên nhân gây ra viêm loét niêm mạc miệng

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh niêm mạc miệng, chủ yếu là do những yếu tố sau đây:

– Tác động của những loại chất hóa học như nước súc miệng quá đậm đặc, sử dụng nhiều kem đánh răng nhưng lại không súc miệng kỹ.

– Đánh răng mạnh làm trầy xước lớp niêm mạc miệng.

– Bỏng nhiệt vì ăn những món quá nóng, làm tổn thương niêm mạc miệng.

– Những áp lực và áp lực trong cuộc sống cũng như công việc hàng ngày.

– Vô tình cắn phải má ở bên trong khoang miệng.

– Rối loạn hệ thống miễn dịch và sức đề kháng suy yếu.

Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra bệnh niêm mạc miệng phổ biến nhất là liên quan tới sự có mặt của các loại virus và vi khuẩn. Hậu quả của căn bệnh này là gây ra những vết loét trong khoang miệng và nếu không được điều trị đúng cách thì sự tổn thương này có xu hướng lan ngày một rộng hơn.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét niêm mạc miệng

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét niêm mạc miệng

3. Cách điều trị viêm loét niêm mạc miệng

Để làm giảm tổn thương và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh niêm mạc miệng gây ra, các bạn phải thực hiện những biện pháp sau đây:

– Xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng tốt nhất để loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn gây hại. Theo đó, các bạn nên đánh răng sau khi ăn, sử dụng chỉ nha khoa và dùng gel bôi chuyên dụng ít nhất 2 lần/ ngày để cải thiện tình trạng viêm cũng như nhiễm trùng hiệu quả.

– Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như chanh, khế, xoài, cam, quất,.. để tăng cường sức đề kháng và bảo vệ răng miệng khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn.

– Khi bị viêm loét niêm mạc miệng nặng có thể dùng các loại thuốc chống viêm, kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nên các bạn phải hết sức thận trọng khi sử dụng.

– Không ăn những loại thực phẩm có gia vị cay, nóng, nhiều đường, quá mặn vì có thể khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

– Không hút thuốc lá và uống rượu bia cũng như sử dụng các chất kích thích.

– Không nặn bóp những vết loét ở trong khoang miệng.

Khi bị viêm loét niêm mạc miệng, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C

Khi bị viêm loét niêm mạc miệng, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C

– Ngoài ra, để cải thiện bệnh niêm mạc miệng hiệu quả, các bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản tại nhà sau đây:

+ Nha đam: Đây là một trong những lựa chọn tuyệt vời giúp các bạn chữa lành vết loét miệng một cách nhanh chóng. Bởi lẽ trong nha đam có chứa thành phần giảm đau, kháng khuẩn, giúp làm dịu niêm mạc và cải thiện sức khỏe của nướu. Do đó, các bạn hãy thoa đều nhựa nha đam lên vùng niêm mạc miệng bị viêm loét hoặc hòa chúng với chút nước để súc miệng 3 – 4 lần/ ngày, trong khoảng 1 – 2 tuần.

+ Mật ong: Trong mật ong có thành phần chống vi khuẩn tuyệt vời, giúp vết viêm loét mau lành lại. Do đó, các bạn nên thoa đều mật ong vào vùng niêm mạc miệng bị viêm loét từ 3 – 4 lần/ ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

+ Nghệ: Với khả năng sát trùng, chống viêm và kháng khuẩn, nghệ là loại thảo dược tuyệt vời giúp chữa viêm loét niêm mạc miệng hiệu quả. Theo đó, các bạn chỉ cần lấy nghệ trộn với mật ong và bôi hỗn hợp này lên vị trí bị viêm loét trong khoang miệng. Sau 7 – 10 ngày, các bạn sẽ thấy tình trạng này được cải thiện một cách đáng kể.

Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về viêm loét niêm mạc miệng. Nếu muốn được tư vấn kỹ hơn về cách điều trị căn bệnh này, các bạn hãy nhanh chóng tới bệnh viện ngay khi xuất hiện dấu hiệu viêm loét niêm mạc miệng nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital