Viêm lệ đạo là bệnh về mắt có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau. Bệnh cần được xử trí kịp thời để không tiến triển nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin cần thiết nếu chẳng may bị bệnh này.
Menu xem nhanh:
1.Thông tin cơ bản về bệnh viêm tuyến lệ
1.1. Bệnh viêm lệ đạo ở mắt là gì?
Lệ đạo là bộ phận đóng vai trò tiết ra nước mắt nhằm giúp cho bề mặt của mắt được cung cấp độ ẩm và bôi trơn màng mí mắt, giúp loai bỏ các bụi bẩn bay vào mắt. Cơ chế hoạt động của tuyến lệ là nước mắt tiết ra sau đó sẽ được thoát ra qua các lỗ nhỏ, sau đó theo 2 bên lệ quản để đi đến túi lệ, thoát ra theo ống lệ xuống đến mũi. Tuy nhiên, nếu dòng chảy nước mắt này bị tắc nghẽn thì bụi bẩn sẽ bị tắc nghẽn lại, phát sinh vi khuẩn khiến cho tuyến lệ bị viêm nhiễm.
Bệnh viêm lệ đạo sẽ được phân thành 2 loại là viêm cấp tính và viêm mạn tính.
– Viêm tuyến lệ cấp tính thường có những biểu hiện đặc trưng là xảy ra một cách đột ngột và đi kèm cùng những triệu chứng như sốt, chảy ghèn ở mắt.
– Viêm tuyến lệ mạn tính thường xảy ra ở một quãng thời gian dài và muốn điều trị dứt điểm thì cần phẫu thuật cho người bệnh mới có thể chấm dứt được tình trạng này.
1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm lệ đạo
Bệnh viêm túi lệ có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:
– Do nguyên nhân bẩm sinh và thường gặp ở trẻ sơ sinh. Điều này xảy ra do hệ thống thoát nước mắt của bé khi sinh ra đã không phát triển hoàn thiện hoặc bị một số tật dị thường tuyến lên dẫn đến tình trạng tắc nghẽn.
– Do yếu tố tuổi tác, nhất là ở những người trên 40 tuổi thường gặp tình trạng này do các lỗ thoát nước mắt bị thu hẹp lại và gây ra hiện tượng tuyến lệ bị tắc và viêm nhiễm.
– Viêm do vi khuẩn tại những vùng xung quanh mắt. Có thể là vùng xoang, hốc mắt của người bệnh đang bị viêm nhiễm nên các loại vi khuẩn xâm nhập vào tuyến lệ và gây viêm theo.
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, còn có một số những nguy cơ có thể làm cho bệnh nhân dễ mắc căn bệnh này như:
– Những người bị mắc hội chứng Down có cấu tạo xương hàm mặt bất thường có khả năng làm tăng nguy cơ tắc nghẽn ống dẫn nước mắt.
– Những đối tượng từng có chấn thương ở vùng mũi, nếu không được xử trí kịp thời có khả năng nguy cơ mắc tắc nghẽn lệ đạo và gây viêm.
– Những người mắc khối u hoặc polyp ở mũi. Những khối u này chèn ép vào hệ thống dẫn nước mắt khiến cho tình trạng tắc nghẽn có thể dễ dàng xảy ra và làm viêm tuyến lệ.
– Những bệnh nhân bị bệnh ung thư sau khi hóa trị, xạ trị có thể bị ảnh hưởng của tác dụng phụ gây nên hiện tương viêm tắc lệ đạo.
1.3. Triệu chứng của bệnh viêm lệ đạo
Bệnh viêm lệ đạo có thể có thể được phát hiện thông qua những biểu hiện như sau:
– Nước mắt bị chảy nhiều và liên tục bất kể bệnh nhân đang làm gì
– Góc trong của mắt có cảm giác bị sưng nề và đau nhức, có thể sốt hoặc không kèm sốt
– Mắt đổ nhiều ghèn, ghèn có thể đóng váng và dính chặt vào mắt. Nếu nặng có thể là áp xe, chảy mủ nhiều và đặc
– Lòng trắng mắt bị đỏ và thị lực bị ảnh hưởng khiến mắt cảm thấy bị mờ khi nhìn.
Những đối tượng bị viêm tuyến lệ mạn tính có thể không nhìn thấy rõ ràng các triệu chứng và bệnh không đột ngột trở nặng nên người bệnh cần để ý theo dõi mắt để có thể đi khám sớm và điều trị.
1.4. Những biến chứng có thể có của bệnh viêm tuyến lệ
Những người bị mắc viêm tuyến lệ sẽ thường có cảm giác mắt bị đau nhức, khó chịu, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và năng suất lao động. Bệnh nếu không được phát hiện và xủ trí kịp thời mà để kéo dài thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Viêm nhiễm, chảy mủ, áp xe túi lệ nặng, rách ống dẫn lệ, thị lực bị suy giảm,…
Bệnh sẽ đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh vì hiện tượng viêm nhiễm có thể lây lan ra vùng hốc mắt và khiến trẻ đối mặt với nguy cơ bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết, v…v…
2. Điều trị bệnh viêm tuyến lệ như thế nào?
Nếu bệnh được phát hiện và điều trị nhanh chóng kịp thời có thể giúp người bệnh ngăn chặn được những nguy cơ và biến chứng nguy hiểm không đáng có. Chính vì vậy, khi thấy xuất hiện hoặc nghi ngờ về những dấu hiệu bệnh thì người bệnh cần phải đến các cơ sơ y tế có chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Không được tự ý mua thuốc bừa bãi và điều trị ở nhà vì có thể khiến vi khuẩn lây lan làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Có những phương pháp điều trị tuyến lệ như sau:
– Điều trị nhưng vẫn bảo tồn tuyến lệ gồm có: Tra thuốc kháng sinh, day túi lệ, bơm rửa tuyến lệ, đặt ống thông, nong ống tuyến lệ mũi, điện đông ống tuyến lệ mũi. Cách điều trị bảo tồn này không làm sinh lý lệ đạo và cấu trúc giải phâu của tuyến lệ bị thay đổi. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp tắc lệ đạo bẩm sinh, kém hiệu quả đối với tắc lệ đạo mắc phải.
– Phẫu thuật để điều trị tắc tuyến lệ
Tùy vào vị trí tắc của tuyến lệ, sẽ có những cách phẫu thuật khác nhau từ đơn giản để phức tạp.
Đối với trường hợp tắc ở trước túi lệ, chỉ định phẫu thuật sẽ như sau:
+ Bước 1: mở rộng điểm lệ ra
+ Bước 2: cắt chỗ hẹp ở lệ quản
+ Bước 3: Tạo một đường hầm từ hồ lệ xuống miệng
+ Bước 4: Nối thông xoang hàm và kết mạc
+ Bước 5: Nối thông túi lệ và kết mạc
+ Bước 6: Nối thông mũi, túi lệ, kết mạc
Đối với trường hợp tắc ở sau túi lệ sẽ chủ yếu nối thông túi lệ mũi:
Nguyên lý là sẽ tạo ra một đường hầm mới để dẫn nước mắt từ túi lệ đến mũi mà không đi qua đường tắc cũ. Có hai cách phẫu thuật là nối thông túi lệ mũi qua đường mũi và cách hai là qua đường rạch da.
+ Nối thông qua đường mũi có ưu điểm là ít tổn thương mô lành xung quanh, thời gian để phẫu thuật ngắn và không để lại sẹo nhưng kết quả thường thấp hơn so với cách còn lại.
+ Phẫu thuật qua đường rạch da, có hai phẫu thuật chính áp dụng là Taumi và Dupuy-Dutemps.
Đối với trường hợp bị chấn thương dẫn đến đứt lệ quản, có thể do bị vật sắc nhọn tác động, nhưng đa phần là do co kéo mi một cách đột ngột khiến cho gân góc trong mắt và lệ quản bị đứt. Trường hợp này cần nối lệ quản và đặt ống silicon trong lòng ống lệ quản.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh viêm lệ đạo, hi vọng sẽ hữu ích cho những bạn đọc đang mắc phải căn bệnh này.