Bệnh viêm gan A có chữa được không? Cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Viêm gan A là một bệnh lý gan mật gây ra bởi virus viêm gan A (hepatitis A virus), thường ở thể cấp tính. Bệnh viêm gan A có chữa được không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu về viêm gan A và bệnh viêm gan A có chữa được không?

1.2 Viêm gan A là gì?

Viêm gan A là bệnh lý gan mật do virus viêm gan A gây ra. Khi virus viêm gan A xâm nhập vào cơ thể sẽ làm tổn thương tế bào biểu mô gan, khiến chức năng gan suy giảm. Bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người qua nhiều con đường, nhưng chủ yếu là theo đường phân – miệng khi:

– Người bệnh sử dụng thức ăn, thực phẩm có mầm bệnh

– Uống hoặc sử dụng nước ở khu vực bị ô nhiễm mang mầm bệnh

– Ăn chung thức ăn, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng với người bị bệnh

Người dân ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi có điều kiện vệ sinh kém là đối tượng dễ mắc căn bệnh này, đặc biệt là trẻ em dưới 10 tuổi (đến 90%). Ngược lại ở các nước thu nhập cao, tỷ lệ mắc viêm gan A thường rất thấp.

Ngoài ra, quan hệ tình dục không an toàn với người đang mang virus cũng có thể khiến bạn mắc bệnh.

Viêm gan A là bệnh gì?

Viêm gan A là bệnh lý gan mật gây ra bởi virus viêm gan A, gây tổn thương hoặc suy giảm chức năng gan.

1.2 Bệnh viêm gan A có chữa được không, tại sao?

Không giống viêm gan B, bệnh gan do virus viêm gan A thường ở dạng cấp tính, ít ở thể mạn tính. Bệnh không kéo dài quá 6 tháng và hoàn toàn có thể được điều trị khỏi sau 2 – 4 tuần. Khi phát hiện có virus, hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh sẽ tạo ra các kháng thể chống lại. Sau đó kháng thể này có thể thực hiện miễn dịch đối với các lần nhiễm sau đó.

Bệnh này không gây các tổn thương vĩnh viễn đối với gan như xơ gan, ung thư gan, cũng rất hiếm khi gây chết người, trừ khi biến chứng suy gan cấp tính.

Bệnh viêm gan A có chữa khỏi được không, vì sao?

Bệnh viêm gan A thường ở dạng cấp tính, thường tự khỏi sau 2 – 4 tuần và rất hiếm khi gây tổn thương cho gan hay nguy hiểm đến tính mạng.

2. Triệu chứng bệnh viêm gan A

Người bệnh có thể không biểu hiện bất kỳ một triệu chứng nào khi mắc bệnh. Nếu có, các triệu chứng thường xuất hiện khoảng sau 2 – 6 tuần kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể, bao gồm:

– Vàng da, vàng mắt

– Phân nhạt màu hoặc có màu xám

– Đi tiểu màu nâu sẫm

Đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa khi ăn

– Ngứa ngáy toàn thân

– Sốt, mệt nhiều

Các triệu chứng của bệnh viêm gan A thường biểu hiện rõ nét ở trẻ em trong khi khá mờ nhạt ở người lớn.

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan A

3.1 Chẩn đoán bệnh viêm gan A

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan A tương tự các loại viêm gan siêu vi cấp tính khác, vì vậy rất khó để phân biệt chính xác. Chẩn đoán viêm gan A được thực hiện bằng cách xét nghiệm máu. Nếu phát hiện các kháng thể IgM đặc hiệu của HAV trong máu thì có thể kết luận bệnh nhân đã nhiễm virus viêm gan A. Bên cạnh đó, các xét nghiệm khác về gen có thể được chỉ định bổ sung nếu cần thiết.

3.2 Bệnh viêm gan A có chữa được không và điều trị ra sao?

Thực tế không có phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh viêm gan A. Các phương pháp điều trị bệnh viêm gan A thường tập trung vào việc giảm các triệu chứng của bệnh nếu có. Cụ thể:

– Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý nếu bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi

– Ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh đồ nhiều dầu mỡ để tránh gây ngán ngấy và cảm giác buồn nôn

– Cho gan được nghỉ ngơi bằng cách hạn chế uống rượu bia

– Mặc quần áo rộng rãi, không tắm nước quá nóng, giữ nhà cửa sạch sẽ

– Sử dụng thuốc có lợi cho gan nếu cần theo chỉ định của bác sĩ

Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm gan A như thế nào?

Điều trị bệnh viêm gan A thường là điều trị triệu chứng kết hợp với các biện pháp phòng ngừa bệnh lây lan.

4. Phòng tránh lây nhiễm viêm gan A như thế nào?

Nếu bị viêm gan A, có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ có thể truyền virus cho người khác. Thực hiện các bước:

– Tránh các hoạt động tình dục, thậm chí quan hệ tình dục bằng bao cao su

– Rửa tay kỹ sau khi sử dụng nhà vệ sinh hoặc thay tã cho trẻ bị bệnh

– Không chuẩn bị thức ăn cho những người khác trong khi đang bị nhiễm bệnh

Hiện nay, tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan A vẫn là phương pháp phòng ngừa hiệu quả và an toàn nhất đối với căn bệnh này. Vaccine này thường có tác dụng trong thời gian tối thiểu 10 năm. Nhờ đó, nguy cơ mắc bệnh cũng giảm đi đáng kể.

Như vậy, bệnh viêm gan A là bệnh có thể chữa được. Các phương pháp điều trị thuốc bổ sung hoặc thay thế đã chứng tỏ hữu ích trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh viêm gan A lây nhiễm. Khi thấy các triệu chứng của bệnh hoặc nằm trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh, cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị với chuyên gia.

Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital