Bệnh về miệng: Nhiễm nấm Candida miệng-họng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Nấm Candida một trong những nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng, chủ yếu là ở miệng-họng. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của bệnh nhiễm nấm Candida miệng-họng là gì, làm thế nào để điều trị và phòng tránh bệnh… Mời các bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây!

1. Tìm hiểu bệnh nhiễm nấm Candida miệng-họng

1.1. Nhiễm nấm Candida là bệnh gì?

Nhiễm nấm Candida là một bệnh về miệng phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi có quá nhiều nấm tụ quá nhiều trên niêm mạc miệng và cổ họng, cụ thể là nấm Candida albicans. Đây là loại nấm phổ biến, thường kí sinh trên da và bên trong cơ thể, đặc biệt là những nơi có điều kiện lý tưởng như miệng, cổ họng và âm đạo.

Khi nấm Candida xâm nhập cơ thể sẽ gây ra các tổn thương ở vị trí chúng trú ngụ, thường là má trong hoặc cổ họng. Các vết thương có màu trắng kem, đôi khi có thể lan đến các vị trí lân cận như nướu, vòm miệng, amidan…

Nhiễm nấm Candida là một bệnh về miệng phổ biến, do nấm nấm Candida albicans gây ra.

Nhiễm nấm Candida là một bệnh về miệng phổ biến, do nấm nấm Candida albicans gây ra.

1.2. Đối tượng dễ mắc bệnh nhiễm nấm Candida miệng-họng

Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm nấm Candida, tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch bị yếu kém như trẻ sơ sinh, người lớn tuổi… và đặc biệt là những người mắc HIV/AIDS.

1.3. Triệu chứng của nhiễm nấm Candida miệng-họng

Tùy vào vị trí bị nhiễm nấm mà mỗi người sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung ở những người bị nhiễm nấm Candida miệng-họng thường thấy là:

– Má trong, lưỡi, vòm họng, cổ họng có sự xuất hiện các tổn thương màu đốm trắng kem.

– Cảm giác ở những vị trí tổn thương là ngứa và đau rát, thi thoảng có chảy máu nhẹ.

– Không cảm nhận được các vị của thức ăn hoặc cảm thấy đau khi nuốt.

– Nếu người bệnh có dấu hiệu sốt hay suy đa tặng thì đó là lúc nấm Candida đã xâm nhập vào máu.

Nếu nhận thấy miệng hoặc họng có bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê trên đây thì có thể bạn đã nhiễm nấm Candida. Khi đó, bạn nên đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Khi nhiễm bệnh, má trong, lưỡi, vòm họng, cổ họng của người bệnh có sự xuất hiện các tổn thương màu đốm trắng kem.

Khi nhiễm bệnh, má trong, lưỡi, vòm họng, cổ họng của người bệnh có sự xuất hiện các tổn thương màu đốm trắng kem.

2. Nguyên nhân nào gây nhiễm nấm Candida ở miệng và họng?

Thực tế, nấm Candida luôn tồn tại trong cơ thể chúng ta nhưng chúng chỉ phát triển mạnh mẽ khi gặp một số yếu tố tác động. Những yếu tố có sự tác động mạnh mẽ nhất, tác động đến sự phát triển của nấm Candida chính là:

– Hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoặc bị ức chế: Trẻ sơ sinh, người già là nhóm đối tượng có hệ thống miễn dịch kém, không có khả năng chiến đấu lại với các loại vi sinh vật. Ngoài ra, những người sử các phương pháp điều trị gây ức chế miễn dịch như ung thư, ghép tạng… cũng là đối tượng mà nấm Candida “nhắm” đến.

– Các loại thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm nấm: Đó là các loại thuốc làm mất cân bằng tự nhiên của các loại vi sinh vật như kháng sinh, corticosteroid dạng hít hoặc prednisone…

– Một số người đeo răng giả, đặc biệt là răng giả hàm trên, sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng khô miệng – đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida ở miệng.

Các loại thuốc kháng sinh là một trong các nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida miệng-họng.

Các loại thuốc kháng sinh là một trong các nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida miệng-họng.

3. Nhiễm nấm Candida miệng-họng có để lại biến chứng gì không?

Thực tế, ở cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay người lớn thì nấm miệng và họng đều không quá nguy hiểm. Thường những người mắc bệnh sẽ cảm thấy đau nhức hoặc ngứa rát vùng tổn thương do nấm, gây ảnh hưởng tới việc ăn uống, sinh hoạt.

Tuy nhiên, với những người có hệ miễn dịch suy yếu như bệnh nhân ung thư hay người mắc HIV/AIDS thì nhiễm nấm ở miệng có thể gây ra một vài biến chứng nghiêm trọng. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và phù hợp, bệnh sẽ lan ra toàn thân toàn thân gây nhiễm trùng nấm toàn thân. Nghiêm trọng hơn, nấm Candida xâm nhập sâu vào trong cơ thể, gây nhiễm trùng máu, suy tạng, và thậm chí là tử vong nếu tình trạng kéo dài.

4. Các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh

4.1. Các biện pháp chẩn đoán bệnh nấm miệng-họng

– Quan sát bằng mắt thường: Với những biểu hiện đặc trưng, bác sĩ chỉ cần quan sát miệng của người bệnh là có thể chẩn đoán được nguyên nhân cũng như tình trạng của bệnh.

– Sinh thiết: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân làm sinh thiết vùng tổn thương để chẩn đoán chính xác hơn.

– Quết niêm mạc hoặc nội soi họng: Biện pháp này được sử dụng trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị nhiễm nấm Candida ở họng.

4.2. Các cách điều trị nấm Candida miệng-họng

– Nếu là lần đầu nhiễm bệnh, bác sĩ thường sẽ kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc đặc trị như: Fluconazole, Nystatin, Clotrimazole, Amphotericin B (Dùng cho người bị nấm miệng nghiêm trọng) hoặc Itraconazole (Dùng cho những bệnh nhân không có phản ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc những người nhiễm HIV).

– Trường hợp người bệnh bị tái phát, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một vài xét nghiệm chuyên sâu để tìm kiếm nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh.

– Để kiểm soát và hạn chế tối đa các rủi ro do bệnh nấm Candida miệng tái phát, người bệnh nên thiết lập và duy trì một số thói quen như:

+ Giữ vệ sinh răng miệng.

+ Súc miệng bằng nước muối.

+ Sử dụng chỉ nha khoa.

+ Hạn chế đồ ngọt, nhiều đường.

+ Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện khoa học để tăng cường hệ miễn dịch.

+ Nếu dùng răng giả, người bệnh nên vệ sinh và khử trùng thường xuyên.

Giữ vệnh sinh răng miệng là cách kiểm soát và hạn chế tối đa các rủi ro do bệnh nấm Candida miệng tái phát

Giữ vệnh sinh răng miệng là cách kiểm soát và hạn chế tối đa các rủi ro do bệnh nấm Candida miệng tái phát

5. Điều trị nhiễm nấm Candida miệng-họng tại Thu Cúc

Nếu nhận thấy trong miệng hoặc họng có dấu hiệu đau, xót, ngứa rát… hoặc xuất hiện các mảng bám dạng bã đậu, màu trắng kem thì hãy nhanh chóng tới ngay Chuyên khoa Tai mũi họng của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.

Chuyên khoa Tai mũi họng của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tự hào là địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín bởi những ưu điểm vượt trội:

– Không gian sang trọng, tiện nghi và vô trùng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.

– Đội ngũ bác sĩ có bề dày chuyên môn và kinh nghiệm, xử lý thành công nhiều ca khó.

– Hệ thống trang thiết bị nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng (Mỹ, Đức, Nhật…) như: Dao plasma thế hệ mới, máy nội soi CCU 900, ống soi ống mềm, hệ thống phẫu thuật nội soi Karl Storz… hỗ trợ bác sĩ tối đa trong quá trình khám và điều trị.

Chuyên khoa Tai mũi họng của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tự hào là địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín bởi nhiều ưu điểm vượt trội.

Chuyên khoa Tai mũi họng của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tự hào là địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín bởi nhiều ưu điểm vượt trội.

Nếu đang nghi ngờ bản thân hoặc người thân có biểu hiện, triệu chứng của bệnh nhiễm nấm Candida miệng-họng, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn chi tiết và miễn phí nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital